Blog Search

Search Box by Terocket

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

PHỤ LỤC – LỊCH SỬ NGÀNH TRÁNG

Ngành Tráng ra đời vì nhu cầu cần phải thành lập.

Thanh niên muốn làm những việc phù hợp với tuổi trẻ, với khả năng và sở thích của mình. Họ nhận thấy chương trình sinh hoạt Thiếu đoàn đối với họ quá trẻ con và không thoả mãn điều họ mong muốn. Nhiều Thiếu trưởng, nhìn nhận là rất khó đưa những sở thích của những thanh niên này vào chương trình sinh hoạt của thiếu đoàn và cũng thông cảm với mong muốn của họ. Nhiều Thiếu trưởng khác nhận thấy tuổi trung bình của các thiếu sinh trong đoàn của họ ngày càng tăng và những thanh niên này không còn tham gia sinh hoạt nữa. Các đội trưởng, tuần trưởng cao lớn và có râu đã thành vấn đề khó khăn cho thiếu đoàn. Nhiều khi có tình trạng rất ít thiếu sinh có thể hi vọng trở thành đội trưởng, tuần trưởng và phát huy tiềm năng lãnh đạo của họ mà điểm này là một phần trong phương pháp huấn luyện của Thiếu đoàn.


Các huynh trưởng Hướng đạo nhìn nhận sự cần thiết phải tạo một nhịp cầu giữa thế giới trẻ em và xã hội người lớn để biến đổi những nguyên tắc hướng đạo áp dụng cho trẻ em thành những nguyên tắc áp dụng cho người lớn và làm sao cho những nguyên tắc ấy trở thành một sức mạnh hướng dẫn đời sống con người trưởng thành.

Một số biện pháp thí nghiệm được đề ra và năm 1916, cuốn sách đầu tiên về ngành Tráng xuất hiện. Năm 1917, ngành Tráng chính thức trở thành Ngành Hướng đạo thứ 3. Kế hoạch đầu tiên để tổ chức sinh hoạt Ngành Tráng quy định lứa tuổi là từ 15,5 – 16 tuổi. Dần dần giới hạn tuổi này gia tăng nhưng sau thế chiến thứ 2 lại trở về 16 tuổi.

Năm 1918, mục đích và tinh thần Hướng đạo trong sinh hoạt Ngành Tráng được đề ra và trình bày do Baden Powell trong quyển “Đường thành công”. Ngay từ buổi đầu 2 quyển sách Đường thành công và Hướng đạo cho trẻ em được dùng cho việc huấn luyện thanh thiếu niên.

Trong khi quyển Hướng đạo cho trẻ em trình bày một chương trình về đời sống sinh hoạt thủ công khéo léo cho trẻ em và thiếu niên, quyển Đường thành công không hề có ý đưa ra một chương trình sinh hoạt cho Tráng Đoàn.

Chính Baden Powell đã viết:

Điều kì lạ đối với tôi là nếu khi chết người ta sẽ mang theo mình tất cả những kiến thức thu nhận được trong đời người đó khi gieo hạt giống hay gặt hái thành quả và người đó chết đi sẽ bỏ lại những đứa con nhỏ, mặc chúng tự ý làm lại tất cả mọi việc như học hỏi lại những gì cha ông chúng đã làm và bằng kinh nghiệm riêng của chúng. Tại sao người đó lại không truyền được sự hiểu biết cho con mình để chúng có thể khởi đầu từ trình độ mình đã hiểu biết và con mình có thể đạt tới một trình độ cao hơn và những hiệu quả lớn hơn.

“Với ý tưởng đó tôi thấy rằng cần phải ghi lại một ít khó khăn mà tôi đã trải qua trong đời và nói lên việc tôi đã đối phó với những khó khăn ấy như thế nào”.

Thế rồi Baden Powell giải thích cho thanh niên hiểu rõ triết lý và đời sống của ông. Phần lớn quyển sách nói về những khó khăn hay những tảng đá ông đã gặp phải trong đời. Những tảng đá ấy là các vấn đề như cá ngựa, rượu, phụ nữ, hạng tu hú và bọn khoác lác, vô tôn giáo. Quyển Đường thành công không giải thích các hoạt động của Tráng Sinh mà chỉ đưa ra những lời khuyên thanh niên nên đọc quyển sách này vì nó ghi lại những lời của một vĩ nhân đã tự mình tiến tới thành công.

Lịch sử Ngành Tráng có nhiều điều phức tạp và vấn đề khó khăn trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Điều cần thiết là phải tiếp tục lấy quyển “Đường thành công” để làm tinh thần cho sinh hoạt Ngành Tráng. Trong quyển “Hướng đạo cho trẻ em” có nhiều giá trị về việc huấn luyện các kĩ năng khéo léo của đời sống rừng. Quyển này sẽ giúp các trưởng tổ chức và điều hành Tráng Đoàn  và thấu hiểu bản chất nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu.


Tráng Trưởng có một tầm hoạt động khó khăn và thú vị trong Phong trào Hướng đạo nói chung. Là một người hướng dẫn, người khuyên bảo, và là một người bạn của thanh niên đã đi tới ngã rẽ cuộc đời là một điều đáng ca ngợi. Đó cũng là một trách nhiệm lớn lao và là một đặc ân cao quý./.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét