Blog Search

Search Box by Terocket

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Vấn đề 22: Đời sống lành mạnh

            Hướng đạo luôn hướng đến mục tiêu giữ đời sống khoẻ mạnh trong suốt thời gian huấn luyện. Đây phải là sự luyện tập liên tục trong quá khứ, đến hiện tại và tới tương lai.

Định nghĩa sự khoẻ mạnh. Trái với quan niệm thông thường, lành mạnh không phải chỉ có sức khoẻ tốt là được. Lành mạnh phải là có sức khoẻ cộng thêm quan niệm sống đúng đắn. Sự lành mạnh là cần thiết để thu thập những gì tốt đẹp trong đời sống và có thể giúp ích tối đa cho đời sống cộng đồng.

Vấn đề 23: Sống chan hòa với mọi người

Vấn đề này liên quan mật thiết đến lối sống lành mạnh, nhất là lành mạnh về tâm hồn. Tráng Trưởng phải hiểu rõ sự liên quan này khi hướng dẫn các thanh niên tu luyện nhân cách cho hoàn thiện và phát huy nhân cách khi trưởng thành.

Phụ huynh.

Phụ huynh cũng là một “vấn đề” của thanh niên khi còn nhỏ. Một em nhỏ có thể cảm thấy rằng tiền tiêu vặt cha mẹ cho hàng tuần ít hơn so với bạn bè, hoặc sao em có nhiều việc vặt phải làm hơn, nhiều hạn chế hơn bạn mình. Đôi khi điều các em kêu ca là đúng, nhưng nhiều khi chỉ là tưởng tượng.

Vấn đề 24: Sử dụng giờ rảnh rỗi

Thời gian rảnh rỗi của mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại tăng nhiều hơn so với 10 năm trước đây. Nhiều dấu hiệu cho thấy nhờ sự phát triển công nghệ tự động và những công cụ tiết kiệm sức lao động, con người trong tương lai sẽ có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn nữa. Hiện nay người ta thường nói đến số giờ làm việc là 32, 30 hay có khi là 28 giờ mỗi tuần. Việc sử dụng thời gian rảnh rỗi hiện nay là một vấn đề xã hội cấp bách và sẽ thành vấn đề nghiêm trọng hơn nếu quả thật ngày mai số giờ làm việc còn giảm xuống nữa. Điều khó khăn trong việc hướng dẫn giới trẻ là hướng dẫn họ biết sử dụng thời gian rảnh một cách hữu ích.

CHƯƠNG VIII : NHỮNG NGUYÊN LÝ QUAN TRỌNG

Vấn đề 25: Nghĩa vụ với Thượng đế

Vấn đề 26: Nghĩa vụ với Nữ hoàng

“Định nghĩa nghĩa vụ”.

Vấn đề 27: Bổn phận với tha nhân

  • Việc tốt. 
  • Giúp ích cho Phong trào hay cá nhân? 
  • Giúp ích là gì? 

Vấn đề 28: Luật và Lời Hứa Hướng Đạo

  • Giải nghĩa.
116

Vấn đề 25: Nghĩa vụ với Thượng đế

Nghĩa vụ với Thượng đế được nên trong Lời Hứa Hướng đạo quả thật là điều đáng hãnh diện. Do đó nghĩa vụ đối với Thượng đế phải được đề cao trong mọi hoạt động của Tráng Đoàn  – nhưng đừng quên rằng Tráng Trưởng phải làm gương tốt cho Tráng sinh noi theo. Nếu Tráng Trưởng không chú ý đến điều này thì anh sẽ thất bại thảm hại.

Ý tưởng thực tế.

Thỉnh thoảng câu hỏi thường được nêu ra là làm thế nào để đưa ra nhiệm vụ đối với thượng đế và hoạt động Tráng Đoàn. Chương nói về nghi lễ cũng đã đề cập đến vấn đề này. Những lời cầu nguyện sau buổi họp mặt, đọc một đoạn kinh thánh đã được chọn kỹ trước, đọc kinh trước bữa ăn là những cách để đưa nhiệm vụ đối với thượng đế vào Tráng Đoàn  nếu điều kiện tôn giáo của đoàn sinh cho phép.

Giúp đỡ người không có đức tin.

Vấn đề khó là trong Tráng Đoàn  có Tráng Sinh không muốn đi nhà thờ vì anh ta là một kẻ hoài nghi. Ta không thể đưa ra một giải pháp cứu gỡ chung có hiệu quả cho tất cả mọi người. Nhiệm vụ của Tráng Trưởng là giúp đỡ Tráng Sinh sửa lại tư tưởng cho đúng đắn. Cho Tráng Sinh đọc và nghiên cứu đoạn “Thái độ vô tôn giáo” trong quyển “Đường thành công”.

Nhưng khi đề cập đến những vấn đề trên, chúng ta cần nhớ rằng Hướng đạo không bao giờ có ý định trở thành một tôn giáo. Hướng đạo chỉ bổ túc cho nhà thờ cũng như bổ túc cho trường học và gia đình.

Vấn đề 26: Nghĩa vụ với Nữ hoàng

Điều kế tiếp trong lời hứa Hướng đạo là một ví dụ chứng tỏ thiên tài của người sáng lập Phong trào Hướng đạo. Những lời hứa đơn giản, trực tiếp, còn thứ tự thì rất thích hợp: Nghĩa vụ trước hết là với Thượng đế, đến nghĩa vụ với Nữ hoàng, người đại diện cho luật pháp quốc gia và sau đó là nghĩa vụ đối với tha nhân.

Trung tín.

Chúng ta phải có lòng trung tín với những nguyên tắc của một chính phủ tốt trước khi giảng dạy nguyên tắc ấy cho người khác. Nếu ta thấy quan chức chính phủ thiếu lòng trung tín, bất kể là công chức địa phương, của tỉnh hay của liên bang, nhiệm vụ của chúng ta là phải làm gì để sửa chữa tính xấu ấy. Tráng Sinh cũng cần được khuyến khích tham gia các vấn đề của chính phủ và khi tiếp xúc với những người khác hay tổ chức khác phải giữ một thái độ trung thực khi đề cập các vấn đề. 

Thành thật.

Không những ta phải thành thật về những vấn đề hiển nhiên mà còn cả những vấn đề nhỏ có thể ngụy trang được. Ví dụ: nhiều người cho rằng buôn lậu những món hàng nhỏ qua biên giới chỉ là một trò chơi nho nhỏ. Nếu các nhân viên thuế quan sơ ý, người buôn lậu thành công. Đó là một điều hấp dẫn, nhưng thực ra đó là sự dối trá và vi phạm nghĩa vụ đối với quốc gia. Thật vậy, nước nhà sẽ bị suy yếu vì những hành động vi phạm pháp luật dù lớn hay nhỏ của công dân.

Danh dự.

Chúng ta không bàn rộng ở đây ý nghĩa của từ “danh dự”. Tráng Sinh nào thăng tiến từ Ấu đoàn qua Thiếu đoàn để nhập Tráng Đoàn  đều biết rất rõ ý nghĩa của chữ danh dự. Đó là một đức tính phải tôn trọng và chúng ta phải nói rằng, người lờ đi  danh dự tức là đang thử thách lòng trung thực của mình. 
Ví dụ: có một người đi tới hồ xa để câu cá. Anh ta đã câu một lượng cá cho phép. Nhưng anh thấy cá cắn câu nhiều quá, chỗ anh câu lại xa người canh gác, vậy anh ta nên dừng lại hay tiếp tục câu? Đó là vấn đề về danh dự. Nếu anh ta tiếp tục câu thêm, anh ta đã vi phạm luật và trong phút chốc quên mất nhiệm vụ của mình đối với Nữ hoàng. Nếu danh dự của anh ta chiến thắng thì anh sẽ dọn dẹp đồ câu khi đã câu đủ số cá. Đoàn sinh thuộc Hội Hướng đạo chúng ta đã may mắn ở trong một tổ chức đòi hỏi chúng ta tôn trọng danh dự hết mực. Đó là một lời hứa nói lên bằng một danh từ rất đơn giản: Tráng Sinh nào cũng phải trọng danh dự một cách triệt để. 

Trung thành.

Di sản của chính phủ lập hiến để lại cho chúng ta mà Nữ Hoàng là người đại diện, là một kho tàng quý báu mà mỗi Tráng Sinh phải được khuyến khích lưu tâm và giữ vững. Tráng Trưởng cần ghi nhớ mục tiêu của chương trình hoạt động của chúng ta theo đường lối của Người sáng lập là “phát triển tư cách công dân của thanh thiếu niên bằng cách hình thành tính cách của họ”.

Tin cậy.

Tương lai của đất nước chúng ta tùy thuộc vào việc làm của những người vững lòng tin ở quá khứ, hiện tại và tương lai của đất nước. Những nền văn minh đã sụp đổ thường có một điểm chung: các nhà lãnh đạo và người dân mất hết niềm tin ở tương lai và chỉ nghĩ đến thú vui hiện tại.


Tráng Trưởng có nhiệm vụ phải kích thích và khuyến khích lòng tin và niềm hãnh diện của Tráng Sinh đối với quốc gia. Những thanh niên sáng suốt và tự tin sẽ đủ sức và nhiệt tâm để xây dựng đất nước trong mọi hoàn cảnh: chiến tranh, thời bình hay khủng hoảng.

Những ý tưởng thực tế.

Rất nhiều người dân sống trọn đời mà không hề có ý thức về những liên hệ của mình đối với đất nước, không hiểu rõ chính phủ cai trị dân như thế nào. Có ý thức được những điều trên thì mới có thể bày tỏ lòng trung thành đối với Nữ hoàng và tổ quốc. Nếu không thì chẳng biết mình phải trung thành với ai! “Nữ hoàng”, “tổ quốc”  là những từ đó đại diện cho cái gì? Có nghĩa nào khác hơn là chính phủ không? Có bao gồm tài nguyên thiên nhiên, giao thông vận tải, ngân hàng, luật, thuế, tác phong? Có bao gồm cả xã hội không?

Vấn đề 27: Bổn phận với tha nhân

“Giúp ích là tiền thuê phải trả cho một chỗ sống trên cõi đời này”.

Giúp ích không những là khẩu hiệu của Ngành Tráng mà chính là sợi dây vàng chạy suốt trên tấm vải mà chúng ta gọi là Hướng đạo. Nó làm cho tấm vải được đẹp đẽ và ấm áp. Từ khi một em bé đọc lời hứa Hướng đạo của Ấu đoàn, rồi lời hứa ở Thiếu đoàn và đến lời hứa ở Tráng Đoàn, ý tưởng giúp ích tha nhân đều nằm trong lời hứa đó và tăng dần theo lứa tuổi và khả năng. Như chúng ta đã có nhiều dịp nói ấu sinh phải “gắng sức” để “sắp sẵn” khi trở thành Thiếu sinh và để “giúp ích” khi đã là tráng sinh.

Vấn đề 28: Luật và Lời Hứa Hướng Đạo

Luật và Lời hứa Hướng đạo là nền tảng của phong trào Hướng đạo. Khi một người đọc lên lời hứa là người đó trở thành một thành viên của phong trào và sẽ bị ráng buộc bởi những điều kiện trong lời hứa để thực hiện các hànhd dộng. Việc thực hiện lời hứa là thể hiện bên ngoài của ý định muốn làm việc gì đó.

Từ trước đền nay, Luật và Lời hứa Hướng đạo được hiểu theo một cách đơn giản. Vì thực ra từ Luật và Lời hứa bản thân nó cũng đã giản dị.

Thất vọng.

Trong quyển sách này đã nói nhiều rằng nhiệm vụ của Tráng Trưởng là rất nặng nề và đáng ca ngợi. Đừng để cho ý nghĩ đó đưa trưởng đến chỗ kết luận rằng nhiệm vụ lãnh đạo giới trẻ là một vườn đầy hoa hồng. Trái lại là khác. Trưởng sẽ có thể thất vọng. Có khi thất vọng làm nhụt chí và khiến trưởng phải thốt lên: “Việc ta làm có tác dụng gì?”

Dấu hiệu của thành công.

Làm sao một Tráng Trưởng có thể nói được lúc nào là lúc anh thành công trong sứ mệnh lãnh đạo Tráng Đoàn ? Thành công của Tráng Trưởng có thể đo lường theo thành công của các Tráng Sinh trong Tráng Đoàn. Người sáng lập đã cho chúng ta một lời hướng dẫn trong đoạn sau đây ông viết trong quyển đường thành công:

PHỤ LỤC – LỊCH SỬ NGÀNH TRÁNG

Ngành Tráng ra đời vì nhu cầu cần phải thành lập.

Thanh niên muốn làm những việc phù hợp với tuổi trẻ, với khả năng và sở thích của mình. Họ nhận thấy chương trình sinh hoạt Thiếu đoàn đối với họ quá trẻ con và không thoả mãn điều họ mong muốn. Nhiều Thiếu trưởng, nhìn nhận là rất khó đưa những sở thích của những thanh niên này vào chương trình sinh hoạt của thiếu đoàn và cũng thông cảm với mong muốn của họ. Nhiều Thiếu trưởng khác nhận thấy tuổi trung bình của các thiếu sinh trong đoàn của họ ngày càng tăng và những thanh niên này không còn tham gia sinh hoạt nữa. Các đội trưởng, tuần trưởng cao lớn và có râu đã thành vấn đề khó khăn cho thiếu đoàn. Nhiều khi có tình trạng rất ít thiếu sinh có thể hi vọng trở thành đội trưởng, tuần trưởng và phát huy tiềm năng lãnh đạo của họ mà điểm này là một phần trong phương pháp huấn luyện của Thiếu đoàn.

MỤC LỤC EBOOK