Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 12: Tráng sinh (Giai đoạn huấn luyện)

Mục đích:

Khi tân tráng đã được nhập Tráng Đoàn  thành Tráng sinh, thì họ bước qua giai đoạn huấn luyện. Cần nhấn mạnh nhiệm vụ chính của sinh hoạt Ngành Tráng là để huấn luyện khả năng, tư cách của Tráng sinh để giúp ích cho bản thân họ về sau tự huấn luyện trở thành người công dân tốt.
Việc huấn luyện tân Tráng sinh là bước đầu trong đường hướng này, nhưng giai đoạn huấn luyện của Tráng sinh là thời kỳ mà Tráng Trưởng có thể giúp đỡ cá nhân Tráng sinh thiết lập một chương trình tu luyện bản thân để có một tác dụng lâu dài về sau với khả năng và tính cách con người.


Giai đoạn huấn luyện có 4 mục đích riêng biệt:
1.      Huấn luyện cho Tráng sinh khéo tay về kĩ năng cắm trại, thám du.
2.      Mở rộng tầm mắt Tráng sinh, hướng dẫn cho Tráng sinh nhìn rõ những gì ở thế giới bên ngoài. Giúp đỡ họ củng cố sở thích lâu dài, nghề nghiệp và giải trí.
3.      Tạo cho Tráng sinh có sức mạnh về thể chất, lẫn tâm hồn, đưa tinh thần Hướng đạo áp dụng vào đời sống cộng đồng.
4.      Huấn luyện cho thanh niên về hoạt động và giúp ích cộng đồng trong cũng như ngoài phong trào Hướng đạo.

Tráng Đoàn  nào gồm những Tráng sinh có sở thích giống nhau không hẳn là nhất định sẽ thành công. Mối liên lạc giữa Tráng sinh với nhau là tình huynh đệ dựa trên lời hứa Hướng đạo chứ không phải dựa trên sự đồng nhất của các hoạt động.

Điều chúng ta hi vọng hợp lý là khi người thanh niên tới 21 tuổi, thì anh đã đạt được nhiều kết quả trên đường tu thân dựa vào những quy ước anh đã cố công thực hiện. Vậy điều quan trọng là trong khi tu thân anh phải biết rõ khả năng anh và trong đời anh sẽ tiến tới đâu. Bây giờ là lúc anh hướng tới giai đoạn giúp ích.

Chương trình huấn luyện:

Việc huấn luyện cho Tráng sinh có thể chia làm 2 phần. Phần đầu là huấn luyện cho cá nhân Tráng sinh như là một thành viên trong sinh hoạt chung của Tráng Đoàn, phần thứ hai là huấn luyện cho cá nhân Tráng sinh như là một cá thể riêng biệt tách khỏi Tráng Đoàn.

Chi tiết về chương trình huấn luyện Tráng sinh theo Tráng Đoàn  không bàn ở đây. Chỉ cần nói rằng việc huấn luyện cá nhân các Tráng sinh trong Tráng Đoàn  gồm những nguyên tắc và hoạt động chung của Tráng Đoàn. Nguyên tắc thì chỉ có lời hứa làm nhiệm vụ với Thượng đế, nhiệm vụ với Nữ hoàng, nhiệm vụ với người xung quanh mình và lời hứa tuân theo Luật Hướng đạo. Hoạt động thì gồm những việc mà Tráng Đoàn  thực hiện chung. Đợt huấn luyện này sẽ bàn tới ở chương trình kế tiếp.

Trước đây chúng ta đã nói rằng, không có một “chương trình sinh hoạt” nào dành riêng cho Tráng Đoàn. Điều này là đúng, hãy nghĩ rằng sẽ như thế nào nếu toàn thể Tráng sinh trên cả nước đều phải thực hiện những hoạt động giống nhau? Tuy nhiên, có một chương trình dành riêng cho từng cá nhân Tráng sinh, chương trình này bao gồm các hoạt động mà cá nhân Tráng sinh theo đuổi cùng với tất cả các Tráng sinh khác và những hoạt động Tráng sinh đó thực hiện một mình hay cùng với một vài Tráng sinh khác. Nói rộng hơn, hoạt động của Tráng Đoàn  là chung cho mọi Tráng sinh và mỗi cá nhân phải tham dự. Còn hoạt động riêng của mỗi người thì tuỳ theo nhu cầu và xu hướng của từng cá nhân. Nói cách khác, lúc nào mỗi Tráng sinh cũng thực hiện hai hoạt động: hoạt động riêng cá nhân và hoạt động chung của Tráng Đoàn. Hai hoạt động này hợp thành chương trình sinh hoạt của Tráng sinh.

Chương trình huấn luyện cá nhân.

Sau khi gia nhập Tráng Đoàn, Tráng sinh sẽ tự huấn luyện và chọn những hoạt động mình ưa thích trong một số lĩnh vực. Những hoạt động/vấn đề được lựa chọn nhằm mục đích phát triển khả năng, thể chất và tinh thần của các cá nhân, và bao gồm những hoạt động nghề nghiệp, giải trí, văn hóa, khéo léo, thủ công, thể dục và những hoạt động xây dựng quyền và nghĩa vụ công dân. Tráng sinh đều hướng về sự tiến bộ trong bất cứ hoạt động nào đã chọn, và hoàn tất 8-9 vấn đề trong một giai đoạn từ 3-4 năm.
Điểm đầu tiên cần phải nói đến là không có kiểm tra, khảo thí hay lấy huy hiệu gì cả, trừ huy hiệu di hành dây da tiến bộ.
Khi Tráng sinh đã chọn một vấn đề để theo đuổi và hoạt động trong 5,6 tháng thì họ cần phải phác họa những gì mình muốn thực hiện và làm sao để thực hiện. Những điều kiện Tráng sinh tự đặt ra cho mình đều phải đưa cho Tráng Trưởng và Toán Lãnh đạo xem qua trước khi thực hiện và những điều kiện ấy có thể hoặc được chấp nhận, hoặc cần sửa đổi cho phù hợp. Cần đưa ra những tiêu chuẩn khó nhưng khả thi.

Nhiệm vụ của Tráng Trưởng:

Khi Tráng sinh bắt đầu thực hiện một vấn đề, hoạt động nào đó, Tráng Trưởng có nhiệm vụ quan trọng trong việc huấn luyện Tráng sinh. Tráng Trưởng phải để ý đến sự tiến bộ của Tráng sinh, khuyến khích, khuyên bảo khi cần thiết và thu xếp sao cho hoạt động và nghĩa vụ đối với Tráng Đoàn  không đòi hỏi quá nhiều thời gian của cá nhân Tráng sinh khiến họ gặp trở ngại. Hơn nữa, nếu thấy Tráng sinh không tiến bộ được về vấn đề đã chọn, Tráng Trưởng cần xem xét lại cùng với Tráng sinh những tiêu chuẩn và phương pháp đã chấp thuận trước đây. Có thể Tráng sinh đã chọn quá tầm. Dù sao, khi vấn đề đã thực hiện xong cũng cần đạt tới một kết luận là không hoàn tất mĩ mãn nhưng Tráng sinh đã cố gắng hết mình.

Không nên coi một hoạt động chưa thực hiện xong là thất bại. Phải tìm cách rút ra những kinh nghiệm hữu ích. Vậy cá nhân Tráng sinh phải được hướng dẫn để hiểu rõ khả năng của mình. Phải hiểu được ưu và khuyết điểm riêng. Vấn đề hướng dẫn Tráng sinh tự xét khả năng mình như vậy đòi hỏi Tráng Trưởng phải suy nghĩ chín chắn và đề ra kế hoạch thích hợp.

Cũng có khi Tráng sinh đưa ra hoạt động nhưng không làm gì. Khi tình huống này xảy ra, Tráng Trưởng cần phải biết lý do tại sao. Hoặc Tráng sinh không biết lợi dụng những cơ hội tốt để phát triển khả năng của mình mà thực hiện vấn đề. Hoặc anh ta chỉ hài lòng vì đã góp phần vào công việc của Tráng Đoàn. Nếu đúng vậy thì anh ta chỉ mới sử dụng được phân nửa những gì Tráng Đoàn  có thể giúp anh. Tráng Trưởng lúc này có nhiệm vụ hướng dẫn, khuyến khích anh hoàn thành vấn đề đã chọn.

Vai trò của Tráng Đoàn :

Tráng Đoàn  cũng có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích Tráng sinh thực hiện công việc. Tráng Đoàn  phải tìm những cơ hội để Tráng sinh tự rèn luyện và kiểm tra thường xuyên những tiến bộ mà Tráng sinh đã đạt được. Các Tráng sinh ở giai đoạn giúp ích có nhiệm vụ giúp đỡ Tráng sinh nhỏ hơn mình đang tự huấn luyện. Khi gặp khó khăn Tráng sinh phải tìm hỏi các Tráng sinh lớn hơn để được chỉ bảo.
Cùng sinh hoạt với một đồng bạn về một chương trình nào đó còn vui hơn và hữu ích hơn là đóng vai sói già cô độc. Tại những Tráng Đoàn  lớn, rất có thể một Tráng sinh cùng với đồng bạn hoặc một nhóm Tráng sinh cùng theo đuổi một vấn đề hay những vấn đề tương tự. Những “nhóm sở thích” nên được thành lập vì mục đích này tại những nơi thuận tiện.

Khi nào Tráng sinh hoàn tất một vấn đề? Trong thời gian tự huấn luyện, Tráng sinh phải lập các sơ đồ, sổ nhật ký, tranh ảnh, hình vẽ, mẫu mô hình hay bất cứ những gì có thể giúp họ thể hiện những điều họ đã tìm hiểu được về vấn đề mình đang nghiên cứu. Tại buổi họp đoàn định kỳ, sẽ dành từ 20 phút đến 1 tiếng, hay lâu hơn nếu cần, để Tráng sinh trình bày sự hiểu biết của mình.

Thật khó mà định ra quy định, luật lệ để xác định khi nào Tráng sinh hoàn thành vấn đề của mình, hay khi nào thì đạt được độ hài lòng. Có một số nhân tố cần xem xét, ví dụ, khả năng trí tuệ của Tráng sinh, các cơ hội mà Tráng sinh có hoặc không có được khi thực hiện vấn đề của mình. Không nên so sánh giữa các Tráng sinh, cũng như việc so sánh mức độ cố gắng giữa Tráng sinh này và Tráng sinh kia là điều thất sách và việc so sánh ấy cũng không giúp đo lường khả năng của họ được. Yếu tố chính là xác nhận nỗ lực mà Tráng sinh đã chứng tỏ khi thực hiện vấn đề của mình với thời gian, và phương tiện mà họ có. Nhiệm vụ của Hội đồng Tráng Đoàn  là xét xem có nên khen thưởng dây da tiến bộ cho Tráng sinh hay không. Khi một Tráng sinh hăng hái theo đuổi một vấn đề tới mức có thể xem xét và trao tặng dây da tiến bộ hay không, thì lúc đó Tráng Đoàn  và Tráng Trưởng có thể nhận thất rõ khả năng và lòng nhiệt thành của Tráng sinh để đo lường nỗ lực của anh đã bỏ ra.

Dĩ nhiên là Tráng Đoàn  sẽ quyết tâm bảo vệ danh tiếng của mình trong việc đưa ra các tiêu chuẩn, nhưng những tiêu chuẩn này khó có thể đưa ra một cách hoàn toàn chính xác. Tiêu chuẩn có thể đưa ra chung chung nhưng nếu Tráng Đoàn biết nhận định rằng nhiệt tình và hăng hái khi thực hiện công tác và xem xét một cách thực tế là điều cần thiết, thì vấn đề đưa ra quyết định một cách chân thành không lấy gì làm khó lắm.

Như vậy, ta thấy rõ một nhà khảo thí bên ngoài thì không đủ tư cách để đánh giá Tráng sinh khi thực hiện vấn đề của họ, nhưng những lời khuyến nghị của họ có thể được xem xét phối hợp với những vấn đề chi tiết kỹ thuật có liên quan đến vấn đề mà Tráng sinh chọn.

Huấn luyện căn bản:

Huấn luyện các kĩ năng Hướng đạo và giúp ích là huấn luyện căn bản của bất kỳ Tráng sinh nào. Ngoài ra mỗi Tráng sinh còn phải theo đuổi các vấn đề mình đã lựa chọn.



Vì Tráng sinh là “cộng đồng huynh đệ sống ngoài trời”,  Tráng sinh phải rèn luyện để đạt được tiêu chuẩn khá cao về kĩ năng lều trại, và thám du. Và vì Tráng sinh cũng là “cộng đồng huynh đệ giúp ích”, Tráng sinh phải rèn luyện để giúp ích một cách hữu hiệu. Vậy phải nhờ đến sự giúp đỡ của những tổ chức khác có chuyên môn về ngành huấn luyện này. Chẳng hạn như Hội Cứu thương Thánh John có thể giúp đỡ về cứu thương. Các đơn vị phòng hộ dân sự, hay các cơ quan quân sự sẽ giúp huấn luyện Tráng sinh sẵn sàng ứng phó, cứu hộ khi có thiên tai. Hội cấp cứu Hoàng gia có thể đào tạo về sơ cấp cứu, hoặc hội Chữ thập đỏ có thể giúp đào tạo sơ cứu đuối nước, v.v... Hãy tận dụng các nguồn lực có sẵn tại địa phương.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét