Từ những ngày
đầu được ghi lại của lịch sử, lễ nghi có vai trò quan trọng trong đời sống con
người. Lịch sử và văn chương ghi nhận rất nhiều về lễ nghi. Các nghi lễ cổ xưa
được chìm đắm trong thủ tục cổ truyền nên trông rất đẹp. Một vài nghi lễ diễn
ra trong vòng bí mật, và ngược lại, có những nghi lễ mang nhiều điển tích.
Nhưng dù thế nào thì lễ nghi đặt ra cũng có mục đích của nó. Dĩ nhiên vẫn có
trường hợp ngoại lệ. Ta cũng thường thấy những nghi lễ trá hình trong đó sự
trình diễn đã thay thế mục đích ban đầu của nghi lễ.
Ngành tráng
chúng ta phải hiểu lễ nghi là “hình thức do luật lệ quy định về hành vi cá nhân
để tự kiểm soát bản thân”. Nói cách khác, kh tham dự các nghi lễ, cá nhân phải
tự khép mình vào kỉ luật và tự kiểm soát mình bằng cách tuân theo đúng nghĩa vụ
để trở nên tốt đẹp hơn.
Ý niệm này
đưa tới điểm sau đây về nghi lễ của Tráng sinh Hướng đạo. Chân thành là yếu tố
quan trọng. Cùng đi với lòng chân thành là tính chất ngắn gọn và đơn giản.
Trong quá khứ nhiều Tráng Đoàn đã bỏ
công phu về việc tổ chức nghi lễ, nhất là lễ nhập đoàn của Tráng sinh khiến điểm
chính yếu, tức là ý nghĩa thực sự của lễ bị lu mờ. Hơn nữa nhiều nghi lễ rập
khuôn theo những tổ chức khác, tượng trưng cho ý nghĩa rất sâu xa và khi đó Tráng
Đoàn bắt chước lại trở thành trò khôi
hài.
Bạn đọc thấy
rằng nghi thức Tĩnh tâm của Tráng sinh không được nêu ra ở đây, vì một lý do
xác đáng. Tĩnh tâm không phải là một buổi lễ mà là một yêu cầu để gia nhập Tráng
Đoàn.
Cầu nguyện và
các nghi thức tôn giáo trong các buổi lễ.
Cần cẩn thận
khi đưa cầu nguyện và các nghi lễ tôn giáo vào các buổi lễ của Tráng Đoàn.
Khi trong Tráng
Đoàn có Tráng Trưởng và tất cả Tráng
sinh đều thuộc cùng một tôn giáo thì không có gì khó cả. Trường hợp này Tráng
Đoàn cần hỏi ý kiến vị Tuyên uý để tổ chức
các nghi lễ cần thiết. Như thế các buổi lễ của Tráng Đoàn có thể gồm nhiều hình thức đẹp mắt và có ý
nghĩa sâu xa.
Mặt khác, nếu
Tráng Đoàn gồm những Tráng sinh thuộc
nhiều tôn giáo khác nhau thì phải tuyệt đối tuân theo chính sách về tôn giáo do
Hội Hướng đạo quy định. Nên nhớ rằng có nhiều tôn giáo cấm tín đồ cử hành các
nghi thức tôn giáo cùng với những tín đồ thuộc giáo phái khác. Do đó những gì
ngoài quy định của Hội Hướng đạo đều có thể là điều xúc phạm đến tín ngưỡng của
một người khác. Không những ta phải tôn trọng tín ngưỡng cá nhân mà còn phải
tôn trọng nghĩa vụ của họ đối với tôn giáo. Có khi người ta còn nói “Ồ việc đó
không hề gì” và vị giáo hạnh của người đó cũng đồng ý ngay. Tuy nhiên nếu ta
thành tâm tin rằng nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ mỗi cá nhân vững tâm tín
thác vào tôn giáo của mình thì chúng ta lại làm một việc xúc phạm đến họ và
khuyến khích họ trở thành người không mộ đạo “không tin tưởng” ở giáo hội nếu
ta không biết lưu ý nhắc nhở họ về nghĩa vụ đối với tôn giáo của mình.
Quan niệm này
có thể gây khó khăn đối với vài Tráng Trưởng thường vẫn nghĩ rằng Hướng đạo là
liên tôn. Nhưng ta thuộc phái liên tôn vì ta có quan niệm trên, còn nếu không
thì ta là người vô tôn giáo. Và nếu ta là người vô tôn giáo thì sẽ không có căn
bản tôn giáo cá nhân quy định trong Ngành Tráng và những điều ta nói chỉ là giả
dối.
Lễ Lên đoàn và lễ
chấp nhận (từ Thiếu đoàn lên Tráng Đoàn )
Thiếu đoàn xếp
hàng theo đội hình hình vành móng ngựa còn Tráng Đoàn thì đứng hàng ngang ở đầu hở của đội hình Thiếu
đoàn. Nếu có khá đông Tráng sinh thì Tráng Đoàn cũng nên xếp thành hình vòng cung và hai đầu hở
của đội hình Thiếu và Tráng đâu đầu với nhau. Thiếu Trưởng đứng ở giữa đầu hở của
đội hình Thiếu đoàn và Tráng Trưởng đứng cách hai bước phía trước hàng Tráng
Đoàn hay ở giữa đầu hở của đội hình của Tráng
Đoàn (nếu Tráng Đoàn xếp thành hình móng ngựa).
Thiếu Trưởng
khai mạc buổi lễ và giải thích lý do họp bạn. Thiếu trưởng nhắc lại mục đích của
tất cả Thiếu sinh là thăng tiến để gia nhập Tráng Đoàn.
Thiếu trưởng
gọi thiếu sinh sắp gia nhập Tráng Đoàn ra trước mặt toàn thể đoàn viên rồi nêu thành
tích của anh trong thiếu đoàn.
Thiếu sinh lặp
lại lời hứa hướng đạo.
Thiếu trưởng
giới thiệu thiếu sinh với Tráng Trưởng và cho thiếu sinh bước tới hàng Tráng
Đoàn. Thiếu trưởng rút lui còn Tráng Trưởng thì đón tiếp thiếu sinh.
Tiếp đó Tráng
Trưởng nói: “Như bạn đã biết, Tráng sinh cần
áp dụng những nguyên tắc hướng dẫn họ trên đường hoạt động của Tráng Đoàn. Những
nguyên tắc ấy là:
·
“Lời hứa làm tròn nhiệm vụ của bạn với Thượng đế bằng
cách phát triển đời sống tâm linh và tôn thờ tôn giáo của bạn.
·
“Lời hứa làm tròn nhiệm vụ của bạn đối với Nữ hoàng bằng
cách rèn luyện để trở thành người công dân tốt của đất nước bạn.
·
“Lời hứa làm tròn nhiệm vụ của bạn đối với tha nhân bằng
cách rèn luyện để giúp ích người khác, và để làm những việc có ích.
·
“Lời hứa tuân theo Luật Hướng đạo, luôn luôn nhớ rằng bạn
phải hiểu Luật Hướng đạo theo quan điểm của một người trưởng thành.
·
“Bạn có sẵn lòng áp dụng những nguyên tắc ấy không?
Thiếu sinh trả
lời: “Tôi sẵn lòng.”
Tráng Trưởng liền
tiếp nhận thanh niên vào Tráng Đoàn và
nhắc nhở tân Tráng sinh rằng Tráng Đoàn là cộng đồng huynh đệ sống ngoài trời và giúp
ích. Tráng Trưởng gắn huy hiệu tân tráng vào vai Tráng sinh và nói: “Bây giờ tôi đưa bạn đến hai người bảo huynh
để họ đôn đốc việc huấn luyện tân Tráng sinh của bạn, chuẩn bị cho bạn nhập
đoàn trở thành Tráng sinh.”
Các bảo huynh
giới thiệu chính thức cho tân tráng và bắt tay ngay vào phận sự bằng cách giới
thiệu tân tráng với tất cả Tráng sinh trong đoàn để họ chia vui với Tráng sinh nhân
dịp thăng tiến.
Buổi lễ có thể
kết thúc với băng rôn ngành thiếu hoặc tráng, và các bài hát truyền thống.
Lễ chấp nhận (trở
thành tân tráng).
Khi một thanh
niên gia nhập Tráng Đoàn không theo lối
thăng tiến từ thiếu đoàn lên, hình thức một buổi lễ chấp nhận cũng cần thiết để
đánh dấu một sự gia nhập. Tiếp sau sự chấp nhận thanh niên vào đoàn hay sự lặp
lại lời hứa Hướng đạo của Thiếu sinh, Tráng Trưởng liền bắt đầu lễ chấp nhận. Lễ
này cũng như lễ lên đoàn từ lúc Thiếu trưởng rút lui và Tráng Trưởng làm nghi
thức.
Lễ Tuyên Hứa của
Tráng sinh (trở thành Tráng sinh)
Không gì mô tả
nghi lễ này đầy đủ hơn những gì Baden Powell mô tả:
Ghi chú:
Lễ tuyên hứa được ghi lại sau đây cách đầy đủ theo đúng mô tả của Cụ Baden
Powell, nếu không muốn cử hành phần nghi lễ, có thể bỏ qua những đoạn in đậm.
Người thanh
niên sau khi tĩnh tâm, được đưa ra trước Tráng Đoàn, toàn thể Tráng Đoàn mặc đồng phục, cùng với 2 bảo huynh ở hai bên, trước một cái bàn phủ vải có dấu thập đỏ
của thánh Georges, trên bàn có một bình nước, một cái chậu và một cái khăn lau.
Tráng Trưởng đứng sau bàn đối diện
với 3 người rồi gọi tên Tráng sinh và nói
Tráng trưởng:
“Bạn đến đây với ý muốn trở thành Tráng
sinh trong tình huynh đệ toàn thế giới của Hướng đạo sinh phải không?”
Tráng sinh: “Thưa phải.”
Tráng trưởng:
“Mặc dù có những khó khăn bạn đã gặp
trong quá khứ, từ nay bạn có quyết tâm cố gắng hết mình để sống một cuộc đời
trong sạch, trọng danh dự, thật thà và ngay thẳng trong mọi việc, trong sạch từ
tư tưởng, mọi lời nói và việc làm của bạn không?
Tráng sinh: “Tôi
quyết tâm”
Tráng trưởng:
“Bạn có hiểu rằng giúp ích có nghĩa là
lúc nào bạn cũng có lòng tốt đối với người khác và bạn sẽ cố hết sức giúp đỡ họ
dù sự giúp ích có thể không thuận tiện, hoặc bạn không thích làm, hay sẽ không
an toàn cho bạn thân bạn và bạn giúp người khác không phải để lấy ơn không?
Tráng sinh: “Thưa, Tôi hiểu”
Tráng trưởng:
“Bạn có hiểu rằng khi trở thành một Tráng
sinh bạn sẽ gia nhập hội Hướng đạo trong đó chúng tôi muốn giúp đỡ bạn thực hiện
lý tưởng của bạn và chúng tôi đòi hỏi bạn phải tuân theo Luật Hướng đạo và thực
hiện khẩu hiệu của chúng ta là giúp ích cho người khác không?”
Tráng sinh: “Thưa, tôi hiểu”
Tráng trưởng:
“Theo
tục lệ thời xưa, những ai sắp trở thành hiệp sĩ thì phải rửa tay bằng nước để
thể hiện sự rửa sạch những sai lầm trong quá khứ và chứng tỏ họ quyết tâm từ
nay trở đi giữ mình cho trong sạch. Bạn có sẵn sàng thực hiện cử chỉ đó tại đây
trước mặt tất cả chúng tôi không?”
Tráng sinh: “thưa,
tôi sẵn lòng”
(Tráng sinh, nếu có nhiều người thì sẽ lần
lượt từng người, tiến tới đưa hai bàn tay trên chậu, một bảo huynh tới cầm bình
nước dội lên 2 bàn tay Tráng sinh, bảo huynh kia lấy khăn lau khô tay cho Tráng
sinh).
Tráng trưởng:
“Nay bạn đã hiểu những điều trên tôi yêu
cầu bạn lặp lại lời hứa Hướng đạo không phải theo quan điểm của trẻ em mà là
quan điểm của một người trưởng thành”.
(Tráng sinh bước
tới và cố vấn Tráng Đoàn cũng bước tới
tay cầm cờ đoàn hạ thấp xuống giữa Tráng sinh và Tráng trưởng. Tráng sinh tay
trái cầm lấy cờ đoàn và tay phải làm thủ hiệu Hướng đạo. Toàn đoàn cùng làm thủ
hiệu.)
Tráng sinh: “Tôi xin lấy danh dự, hứa sẽ cố gắng hết sức
mình để làm tròn nhiệm vụ đối với Thượng đế và Nữ hoàng, luôn luôn giúp đỡ kẻ
khác, và tuân theo Luật Hướng đạo.”
(Tráng Trưởng
cầm lấy tay trái của Tráng sinh và tay phải vỗ lên vai Tráng sinh nói):
Tráng trưởng:
“Tôi tin tưởng rằng với danh dự bạn tiếp
tục giữ lời hứa và tôi vỗ vai bạn như ngày xưa các hiệp sĩ vẫn làm để nhắc nhở
bạn rằng có một điều bạn hằng yêu quý đó là danh dự của bạn, không có gì làm bạn
đau lòng hơn là khi danh dự bạn bị tổn thương.”
Sau đó Tráng
Trưởng gắn tua vai cho Tráng sinh và đưa huy hiệu cho Tráng sinh.
Tráng trưởng:
“Tua vai này có màu vàng, xanh và đỏ. Bạn
thấy đó là màu hiệu của ba ngành trong tổ chức Hướng đạo. Nó nhắc nhở bạn nhiệm
vụ đối với những em nhỏ tuổi hơn và trách nhiệm của một Tráng sinh là luôn luôn
nêu gương tốt.”
Lễ Tuyên hứa
không nên cử hành trước công chúng. Đây là một nghi thức trang nghiêm của đời sống
Tráng Đoàn, có thể cử hành ở trong nhà thờ, ngoài trời hay trong đoàn quán. Nếu
cử hành ở đoàn quán thì tốt nhất là sau khi chương trình sinh hoạt tối chấm dứt.
Buổi lễ chấm
dứt một cách thích hợp nhất là bằng lời cầu nguyện, miễn là lời cầu nguyện có
thể do toàn Tráng Đoàn đọc mà không
phương hại đến tín ngưỡng cá nhân. Những lời cầu nguyện mà thích hợp nhất được
in trong cuốn “Lời cầu nguyện dành cho
huynh đệ Hướng đạo sinh” (Prayers for use in the brotherhood of Scouts).
Lễ trao Dây da
Tiến bộ.
Khi một Tráng
sinh đã hoàn tất một vấn đề mà Tráng Đoàn và Tráng Trưởng đều hài lòng thì việc hợp lý
là phải thừa nhận thành tích cuả Tráng sinh để Tráng sinh vui thích và khuyến
khích những Tráng sinh khác.
Tại buổi họp
định kì của Tráng Đoàn, Tráng sinh được khen thưởng sẽ đưa dây da có thắt nút
kim cương cho Tráng Trưởng. Tráng Trưởng trình bày sơ lược thành tích Tráng
sinh đã đạt được. Sau đó Tráng Trưởng gọi Tráng sinh được khen thưởng ra trước Tráng
Đoàn và chính thức đeo dây da cho anh. Tráng
Trưởng khi kết thúc lời trình bày cũng cần kêu gọi Tráng sinh sẽ tiếp tục cố gắng
hơn nữa.
Lễ Giai đoạn
Giúp ích (Tráng sinh chuyển sang giai đoạn giúp ích).
Khi một Tráng
sinh sẵn sàng bước sang giai đoạn giúp ích cũng cần đánh dấu bằng một nghi thức
thích hợp. Có vậy Tráng sinh lên đường giúp ích cũng như những Tráng sinh khác
biết rõ anh sẽ có một vai trò mới trong Tráng Đoàn và một số nhiệm vụ và quyền lợi sẽ chấm dứt,
nhưng có những quyền lợi và nhiệm vụ mới phải thi hành.
Tráng Trưởng gọi
Tráng sinh ra trước Tráng Đoàn, nhắc qua cho Tráng sinh rõ là khi bước sang
giai đoạn giúp ích thì anh sẽ không còn tham gia vào việc ra chính sách của
đoàn và không nắm giữ chức vụ gì quan trọng nữa. Nhưng người Tráng sinh giúp
ích vẫn còn được cùng với các bạn Tráng sinh khác của mình trong Tráng Đoàn tham gia những hoạt động của Tráng Đoàn, vẫn
được Tráng Trưởng chỉ bảo và hướng dẫn để họ vững tiền trong cộng đồng và tìm
cơ hội giúp ích người khác.
Lễ rời đoàn (ra
khỏi Tráng Đoàn ).
Tới lúc nào
đó sau khi Tuyên hứa và đủ 23 tuổi, Tráng sinh sẽ rời khỏi Tráng Đoàn. Và đúng
23 tuổi thì Tráng sinh bắt buộc phải ly khai Tráng Đoàn. Dù ly khai vì lý do
nào thì cũng cần thể hiện sự ly khai theo một nghi thức trọng thể và cách tốt
nhất là cử hành đơn giản lễ rời đoàn.
Tráng Trưởng khai
mạc lễ bằng vài lời nhận xét thích đáng, nhắc nhở toàn thể Tráng sinh rằng mục
đích của Tráng Đoàn là giúp đỡ cho Tráng
sinh trở thành những công dân hạnh phúc, khoẻ mạnh, hữu ích và nay có một bạn
đã tới lúc có thể tự mình hướng dẫn cuộc đời mình vì anh tin rằng anh đã thực
hiện xong mục tiêu của Tráng sinh.
Tráng Trưởng gọi
Tráng sinh ra trước Tráng Đoàn và nói: “Bạn có hiểu rằng khi rời khỏi Tráng Đoàn, bạn
vẫn phải nhớ nghĩa vụ tuân theo Luật và Lời hứa Hướng đạo và áp dụng những
nguyên lý của Hướng đạo vào đời sống cộng đồng không?”
Tráng sinh trả lời: “Thưa,
tôi hiểu”
Tráng Trưởng liền
nói: “Bạn có hiểu rằng bạn có nghĩa vụ thực
hiện khẩu hiệu của Tráng sinh là giúp ích khi rời khỏi Tráng Đoàn không?”
Tráng sinh trả lời: “Thưa,
tôi hiểu”
Tráng Trưởng nói:
“Đó là ý muốn của bạn, vậy tôi yêu cầu bạn
lặp lại Lời hứa Hướng đạo”.
Tráng sinh lặp
lại lời hứa của mình sau đó Tráng Trưởng đưa ra một vài lời nhận xét xác đàng
và nhân danh Tráng Đoàn, chúc Tráng sinh được Thượng đế phù hộ và gặp nhiều may
mắn.
Cần nhớ rằng
rời đoàn là một dịp vui mừng của người thanh niên, vậy nên có một bữa tiệc tối
tiễn đưa để kết thúc.
Nghi thức khai mạc
và bế mạc.
Những buổi họp
đoàn cần cử hành nghi thức khai mạc và bế mạc. Nếu chỉ có mục đích đánh dấu sự
khởi đầu và kết thúc buổi họp bạn thì đó là điều cần có. Tuy nhiên còn có một mục
đích khác hữu ích hơn. Như đã nói trên, nghi lễ là để quy định hành vi của cá
nhân trong Tráng Đoàn. Nghi thức khai mạc là để quy định không khí mà bất cứ buổi
họp nào hay sinh hoạt nào phải tuân theo. Nghi thức bế mạc để chấm dứt hoạt động
của một buổi họp mặt và được cử hành trước khi buổi giải trí tập thể buổi tối bắt
đầu. Nghi thức bế mạc đánh dấu thời gian mọi người được rời khỏi buổi họp mặt để
đi làm công việc của mình ở nơi khác.
Tráng Đoàn được toàn quyền tổ chức nghi thức khai mạc và
bế mạc tuỳ theo nhu cầu và tập tục truyền thống. Nhưng nếu chỉ vì muốn nghi thức
“được dễ coi” mà rập khuôn theo nghi thức công phu của đơn vị khác thì đó là điều
sai lầm.
Sau đây là vài
lời đề nghị có thể dùng làm căn bản cho việc tổ chức lễ nghi dựa trên tập tục
truyền thống của Tráng Đoàn.
Dù là họp mặt
ngoài trời hay trong nhà cũng cần tuân theo thủ tục thượng cờ và hạ cờ. Đó là sự biểu hiện nhiệm vụ cuả chúng
ta đối với Nữ hoàng và tổ quốc. Một hình thức tưởng niệm ngắn cũng cần để biểu
hiện nhiệm vụ cuẩ chúng ta đối với Thượng đế. Sau đó là nghi thức thể hiện tình
huynh đệ trong Tráng Đoàn. Việc này có thể có nhiều hình thức. Chẳng hạn có đơn
vị thắp nến đỏ, xanh, vàng thể hiện màu của 3 ngành Hướng đạo và 3 phần của lời
hứa Hứơng đạo.
Nếu như sau
nghi thức khai mạc là một buổi họp đoàn để thảo luận về công tác sinh hoạt thì
có thể đưa huy hiệu hình ngón tay cái là dấu hiệu của Tráng Đoàn để trên bàn của cố vấn thể hiện hiện ý nghĩa
đoàn đã sẵn sàng họp và thực hiện công tác.
Hoặc có thể
là cứ mỗi tuần lấy một đoạn trong Luật Hướng đạo ra cho toàn thể Tráng sinh nhắc
lại rồi để một Tráng sinh đứng ra giải nghĩa.
Nghi thức bế
mạc thường theo thứ tự đảo ngược với nghi thức khai mạc. Vài đơn vị có thông lệ
là cứ định kì cho Tráng Đoàn nhắc lại Lời
hứa Hướng đạo trước khi giải tán buổi họp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét