Tinh thần dân chủ trong hoạt động:
Hoạt
động của một Tráng Đoàn lớn do Toán lãnh
đạo điều khiển, Toán lãnh đạo gồm có Tráng Trưởng, Tráng Phó, Cố vấn và Phó Cố
vấn, với một vài Tráng sinh hoặc các vị trí chức năng khác của đoàn, sẽ được
thay đổi theo thời gian bằng hình thức bầu chọn.
Trong
tổ chức này chúng ta bầu ra các đại diện thực hiện đưa ra chính sách và quy
trình hoạt động cho Tráng sinh. Các thành viên trong Toán lãnh đạo Tráng Đoàn được bầu hàng năm. Như vậy, đoàn có cơ hội chấp
thuận hay phản đối cách làm việc của những người được đoàn uỷ thác thi hành nhiệm
vụ, đó là khi Tráng sinh chấp nhận sự hướng dẫn của các đại diện này, sẵn sàng
chia sẻ trách nhiệm và quyền bầu người đại diện. Đây là tính dân chủ trong hoạt
động.
Chức năng:
Toán
lãnh đạo có trách nhiệm điều khiển tất cả mọi công việc của Tráng Đoàn như kiểm soát ngân quỹ, chấp thuận và phát triển
các dự án giúp ích, phát triển hoạt động của Tráng Đoàn, đề cử Bảo huynh cho
Tân tráng, duy trì kỷ luật và điều hành quản trị chung của Tráng Đoàn.
Toán
lãnh đạo lấy Luật Hướng đạo làm phương châm căn bản để điều phối công việc và
hoạt động. Do đó, Luật Hướng đạo trở thành một thực tại sống động, là kim chỉ
nam cho đời sống hàng ngày.
Một
trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của Toán lãnh đạo đó là chăm lo cho sự tiến
bộ của các Tráng sinh. Mỗi Tân Tráng sinh cần có một hay nhiều Bảo huynh khi vừa
được nhận vào Tráng Đoàn ở giai đoạn dự
bị. Tại các buổi họp của toán Lãnh đạo, các Bảo huynh phải báo cáo về sự tiến bộ
của Tân Tráng sinh. Nếu Tân Tráng sinh không đạt được sự tiến bộ mong muốn, Bảo
huynh sẽ được Toán lãnh đạo chỉ dẫn cách giúp đỡ thêm cho Tân Tráng sinh.
Toán
lãnh đạo còn có trách nhiệm trông nom cho mỗi Tráng sinh tự đề cho ra cho mình
một chương trình rèn luyện phù hợp với những hoạt động trong giai đoạn huấn luyện.
Toán lãnh đạo sẽ chấp thuận hoặc bác bỏ chương trình cá nhân của Tráng sinh và
đặt ra một thời hạn để Tráng sinh hoàn thành mục tiêu của mình. Khi thời gian
đã hết, Tráng sinh phải chứng tỏ mình đã tiến bộ như thế nào trong thời gian thực
hiện mục tiêu và Toán lãnh đạo sẽ nhận định trình độ, khả năng của Tráng sinh.
Toán
lãnh đạo còn có nhiệm vụ chuyển các Tráng sinh lớn tuổi sang giai đoạn Giúp
ích.
Để
hoạt động hữu hiệu, toán lãnh đạo phải đảm bảo rằng một vài công việc của Toán
sẽ được giao cho các Tráng sinh không giữ chức vụ trong Toán lãnh đạo. Ví dụ,
khi Tráng Đoàn chuẩn bị tổ chức một buổi
sinh hoạt công cộng hay một hoạt động nào đó, Toán lãnh đạo sẽ đề cử một hay
nhiều thành viên của mình đứng ra điều khiển một uỷ ban để thực hiện chương
trình dự định. Toán sẽ cử Tráng sinh bổ sung cho uỷ ban này để những Tráng sinh
ấy có cơ hội tham gia hoạt động của Tráng Đoàn.
Hội đồng Tráng
Đoàn :
Là
buổi họp toàn thể Tráng sinh để tiến hành công việc. Nếu Tráng Đoàn có quy mô nhỏ thì Toán lãnh đạo và Hội đồng Tráng
Đoàn có thể là một, nghĩa là không có
Toán lãnh đạo riêng biệt. Những Tráng Đoàn lớn hơn thì Hội đồng có thể thỉnh thoảng họp một
lần, có khi mỗi nửa quý, và hằng năm đều có buổi họp định kỳ.
Ngoài
buổi họp thường niên, Hội đồng Tráng Đoàn còn họp để giải quyết những vấn đề liên quan đến
toàn thể Tráng sinh hay có những trường hợp mà Toán lãnh đạo cần hỏi ý kiến của
toàn Tráng Đoàn.
Hội
đồng Tráng Đoàn thường họp để xét những
kế hoạch chung lâu dài mà Toán lãnh đạo đề ra, và chỉ thảo luận những điểm
chính mà thôi. Phần chi tiết sẽ giao cho Toán lãnh đạo giải quyết.
Buổi
họp của Toán lãnh đạo hay của Hội đồng Tráng Đoàn đều cần phải có Cố vấn Tráng Đoàn điều khiển.
Điều
quan trọng cần nhớ là việc học hỏi kinh nghiệm khi Tráng sinh tham gia vào công
tác điều hành hoạt động Tráng Đoàn dựa
theo những phương châm thích hợp là phương pháp huấn luyện rất có gái trị vì những
trường hợp tương tự sẽ tái diễn trong suốt cuộc đời Tráng sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét