Trước
khi chúng ta tham dự vào cơ chế sinh hoạt ngành Tráng, hãy nhìn kĩ hơn vào bản
chất của nguyên liệu thô mà chúng ta sẽ tạo tác – thanh niên. Bí mật của thành
công nằm trong sự nỗ lực thấu hiểu các thuộc tính của thanh niên và sử dụng các
thuộc tính này làm nền tảng cơ sở cho việc huấn luyện.
Thời kỳ:
Thanh niên trong lứa tuổi Tráng sinh vẫn còn nằm
trong giai đoạn vị thành niên, đang lớn khôn. Để tiện việc nghiên cứu, chúng ta
có thể coi thời kỳ này là giai đoạn chuyển tiếp giữa thiếu niên và người trưởng
thành, từ năm 12 tuổi đến 21 tuổi.
Khi
nhắc đến khái niệm vị thành niên, chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của nó. Người
ta thường xác định vị thành niên là giai đoạn bắt đầu từ khi dậy thì và kết
thúc lúc trưởng thành. Có thể dễ dàng định nghĩa dậy thì, nhưng trưởng thành
thì có nhiều định nghĩa hơn. Trưởng thành về mặt pháp luật thường được xem xét
là vào năm 21 tuổi. Trưởng thành về mặt sinh lí thường sớm hơn, từ 14-17 hoặc
đôi khi là 18 tuổi. Thậm chí khái niệm trưởng thành về mặt xã hội còn mơ hồ
hơn. Có thể là từ những năm hoa niên cho tới tận tuổi xế đời. Có một số người
thậm chí chẳng bao giờ trưởng thành về mặt xã hội.
Hướng
đạo không chấp nhận kết thúc chương trình đào tạo công dân ở lứa tuổi 21 một
cách tuỳ tiện. Một thanh niên có tư cách công dân khi đủ 21 tuổi và công việc
huấn luyện phải hoàn thành đúng lúc để người thanh niên có đầy đủ quyền và
nghĩa vụ hợp pháp của một công dân xứng đáng gia nhập đời sống xã hội.
Vị
thành niên có thể chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ 11 đến 15 hoặc 16 tuổi;
giai đoạn giữa từ 15 hoặc 16 đến 18-19 tuổi và giai đoạn cuối kì vị thành niên
bao gồm phần còn lại của thời kì cho đến khi trưởng thành. Trong Ngành Tráng,
chúng ta sẽ sinh hoạt với thanh thiếu niên trong giai đoạn giữa và cuối vị
thành niên.
Công
việc huấn luyện cho thanh thiếu niên tham gia những hoạt động xã hội lành mạnh
về thể xác dựa trên sự hướng dẫn đúng đắn và một tinh thần tập thể trong sạch
là điều quan trọng không ai chối cãi được.
Các đặc điểm của
tuổi trẻ:
Để
thấu hiểu thanh niên thật không dễ dàng. Vào lứa tuổi Tráng sinh có rất nhiều yếu
tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển cá tính, và hầu như không thể nào đưa ra
các đặc điểm phù hợp cho tất cả. Tuy nhiên, chúng ta có một số nguyên tắc chỉ dẫn
mà các trưởng sẽ thấy hữu ích nếu sử dụng chúng một cách sáng suốt trong sự cân
nhắc đây không phải là một kết luận bất di bất dịch cần phải nhất nhất áp dụng.
1.
Trong khi tìm hiểu thanh niên, việc phòng ngừa các lỗi thường được gán cho các
em, theo cách tổng thể hoặc tuỳ tiện, vì các đặc điểm ở lứa tuổi các em là rất
cần thiết. Quá trình trưởng thành của toàn thể nhóm có thể khác biệt rất lớn giữa
nhóm này với nhóm kia, và trong cùng một nhóm, tuỳ thuộc vào bối cảnh môi trường,
giáo dục, kinh tế và xã hội.
2.
Mỗi người có thời kì trưởng thành khác nhau. Mỗi em cần được đối xử như một cá
nhân với các nhu cầu cần được xem xét và đáp ứng.
3.
Vị thành niên là giai đoạn mà thanh niên phải đối mặt với các câu hỏi thực tế về
vị trí xã hội, phù hợp với tiêu chuẩn xã hội, nghề nghiệp, tình bạn, ý kiến cộng
đồng, niềm tin cá nhân, tinh thần lãnh đạo, tôn sùng anh hùng thần tượng, diện
mạo cá nhân, tình dục và tham vọng cá nhân. Những câu hỏi này và nhiều hơn nữa
đang thúc bách cần được giải quyết. Trong Ngành Tráng, quá trình này được gọi
là “tu thân.”
Người
trẻ rất dễ nổi nóng vì sự can thiệp của người khác vào vấn đề của họ. Điều này
hết sức tự nhiên, bởi đây là một phần của quá trình trưởng thành, mang lại cho
họ cơ hội để đối diện với trách nhiệm tự chủ và tự định hướng bản thân. Không sớm
hay muộn thì tất cả người trưởng thành cũng phải quan tâm đến việc tu sửa hạnh
kiểm bản thân mình. Tự ấn định kế hoạch riêng của mình, tự do chấp nhận hoặc phủ
nhận xét đoán của huynh trưởng cần được nhắc tới khi xem đến các tính chất của
thanh niên. Người trẻ rất độc lập và sáng tạo. Họ sẽ tranh luận chỉ để tranh luận,
và trong khi họ tỏ ra hoàn toàn đối địch với đề nghị của người trưởng thành, họ
vẫn cân nhắc vấn đề ở góc nhìn của cả hai bên. Họ rất trân trọng những lời
khuyên, nhưng họ có xu hướng từ chối những quan điểm giáo điều. Chúng ta cần
đưa ra những chỉ dẫn khôn khéo và khuyến khích thanh niên tự giải quyết vấn đề
của mình.
4.
Những thay đổi thể chất trong giai đoạn giữa của vị thành niên không rõ rệt như
những năm đầu, tuy nhiên một quá trình “ổn định” bắt đầu xuất hiện rõ rệt hơn
và các thói quen thể chất cũng hình thành trong giai đoạn này. Đây là đoạn đời
mà thanh niên bắt đầu thử sức mình, là lúc mà họ “tu thân” một cách thể lý. Bắt
đầu từ giai đoạn này đến giai đoạn sau của vị thành niên, người thanh niên dần
dần có sự kiểm soát cơ thể mình bằng các nỗ lực có chủ ý. Họ tìm kiếm để hoàn
thiện các kĩ năng thể chất thông qua các hoạt động thể thao và xã hội như khiêu
vũ. Do đó, chúng ta cần phải tạo cơ hội cho thanh niên tham gia những hoạt động
thiên về phát triển này.
5.
Phát triển về mặt xã hội trải qua quá trình thay đổi cấp tiến trong suốt thời
kì vị thành niên. Khởi đầu với ảnh hưởng mạnh mẽ của việc lập phe nhóm, nó tiến
triển trong suốt độ tuổi Tráng sinh, đến một ảnh hưởng to lớn hơn của một số ít
bạn bè có thể thay đổi thường xuyên theo hoạt động nhất định. Đời sống đội nhóm
vẫn rất quan trọng, nhưng không ảnh hưởng mạnh bằng băng nhóm. Hiển nhiên là
chúng ta cần phải duy trì một tổ chức linh hoạt có khả năng đáp ứng các nhu cầu
thay đổi này trong nhóm.
6.
Cũng vậy, lòng trung thành thay đổi cấp tiến trong suốt 3 giai đoạn của thời kì
vị thành niên. Gia đình và trường học là trung tâm của các hoạt động thường
xuyên trong suốt thời kì đầu. Nếu gia đình của các em có đến nhà thờ thường
xuyên, thì nhà thờ cũng có thể là một trung tâm hoạt động khác nữa.
Trong
giai đoạn giữa thời kì vị thành niên, lòng trung thành của thanh niên với các
trung tâm này có sự thay đổi lớn. Thanh niên bây giờ tìm được nhiều niềm vui
thú ở ngoài gia đình, và điều này trở nên một vấn đề nan giải cho các bậc cha mẹ
để giữ gìn gia quy. Thực tế, kỷ luật do cha mẹ đặt ra đã biến mất dần do bị
thay thế bởi kỉ luật của tự bản thân các em dựa trên sự tôn trọng và tình yêu
thương dành cho gia đình và tổ ấm. Đây là sự mở đầu đối với hôn nhân và là một
phần của quá trình trưởng thành.
Ảnh
hưởng của trường học dần dần mất đi. Người ta ước tính rằng chỉ có 25% thanh
niên học lên cao vẫn có ý định giữ sự ảnh hưởng này. Số thanh niên này được được
người lớn hướng đến các trường đại học. Lúc này ao ước được học tập sẽ bị thay
thế bởi mong muốn được độc lập bằng ý muốn tự lập kiếm kế sinh nhai. Đây cũng
là một phần của quá trình trưởng thành, tuy nhiên các em không nên vội vã.
Trong
giai đoạn giữa của vị thành niên, các giáo lý tôn giáo thường bị nghi vấn. Từ
giai đoạn giữa đến cuối vị thành niên, thanh niên sẽ bị ảnh hưởng bởi các thực
hành tinh thần lãnh đạo để thiết lập lại các mối quan hệ với tôn giáo dựa trên
lòng nhiệt thành có lý trí. Các trưởng cần phải có mối liên hệ nhịp nhàng với
gia đình, nhà trường và nhà thờ (các tổ chức tôn giáo).
7.
Tuổi trẻ lúc nào cũng “nóng vội”, và có xu hướng nóng nảy tăng dần. Vấn đề này
nảy sinh là do thiếu kĩ năng và kiến thức để làm được những gì mà các em mong
muốn. Về mặt nổi, họ tỏ ra coi thường và thiếu kiên nhẫn với tiến trình xử lý
chậm chạp của người lớn. Các tư tưởng và hành động nhanh nhẩu là một phần của
việc mong muốn được hành động. Họ thách thức các quy tắc do người lớn đặt ra và
muốn có tiếng nói trong việc xử lý công việc.
Họ
có các tư tưởng riêng về cái gì “đúng” và cái gì “sai” - nhưng, rất thường xuyên, những gì được cho
là “đúng” hôm nay có thể mang màu sắc khác và trở thành “sai” vào ngày mai.
Không gì ổn định. Chẳng có gì “sai” trong tình huống này. Đây là một giai đoạn
khác nữa của quá trình phát triển đạt được khi trưởng thành, mặc dù tới lúc đó
người trưởng thành cũng cảm thấy tư tưởng đôi khi bị lung lay. Nó cũng giống
như những hạt mụn đỏ sẽ biến mất khi trưởng thành. Trong khi làm việc với thanh
niên, cần thấy được sự bắt buộc rằng họ cần được hướng dẫn để hiểu và chấp nhận
những quy định hợp lý trong kỉ luật. Vì sớm hay muộn thì tất cả chúng ta đều học
được rằng chúng ta phải tuân thủ kỉ luật và quy định từ các cấp thẩm quyền cao
hơn.
8.
Trong giai đoạn giữa vị thành niên, thanh niên bắt đầu để ý tới nữ giới, mà đỉnh
cao là các cuộc tán tỉnh ở giai đoạn sau của vị thành niên, và kết thúc bằng
hôn nhân ngay sau khi giai đoạn này qua đi. Trong rất nhiều trường hợp kết hôn
xảy ra tại giai đoạn sau và thậm chí là giữa của thời kì vị thành niên. Chúng
ta không thể huấn luyện thanh niên mà không có sự tham gia của các bạn gái vào
chương trình.
Nhu cầu tâm lý:
Tất
cả nhân loại đều có một số nhu cầu tâm lý nhất định. Một số nhu cầu như tình cảm,
cảm giác thuộc về ai đó, được nhận diện, đạt được thành tựu và được độc lập. Cuối
cùng, quan trọng nhất và cơ bản nhất đó là lòng tự trọng.
Thanh
niên cần phải có bạn bè, cả gái và trai. Họ cần được hướng dẫn để nhận ra rằng
họ đang trưởng thành cả về mặt tinh thần, thể chất, tâm lý và xã hội. Chúng ta
cần làm cho họ cảm nhận rằng họ có thể tự nhiên giữa những người xung quanh và
người lớn. Họ cần phải có cơ hội được hoan hô vì những gì họ đạt được trong sự
hợp tác với đồng đội của mình. Chúng ta cần làm cho họ cảm thấy họ làm chủ vận
mệnh của chính họ và quan điểm của họ sẽ được lắng nghe và cân nhắc. Họ cần phải
cảm thấy được rằng họ giữ một vai trò quan trọng trong mọi việc với tư cách là
một cá nhân.
Ngành Tráng cần
phải giúp ích gì cho thanh niên:
Sinh
hoạt ngành Tráng là một công cụ để đạt được rất nhiều nhu cầu sinh lý và tâm lý
của thanh thiếu niên. Do đó việc tổ chức và các hoạt động cần phải có sự linh
hoạt để cho phép và cổ vũ sự phát triển của cá nhân, cũng như của toán tráng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét