Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 7 — Toán và Tráng sinh

Thể thức dân chủ:

Hướng đạo – Ngành Tráng nói riêng – hướng đến phát triển quyền và nghĩa vụ của một công dân có ích cho xã hội, nghĩa là khả năng của một cá nhân biết chấp nhận nhiệm vụ và nhận thức được nghĩa vụ đại biểu của mình đối với người khác, như việc bầu chọn đại biểu khu vực, tỉnh, và ở cấp chính quyền trung ương vậy..

Một câu lạc bộ, hoặc đơn giản là một buổi họp mặt, đều cần phải có sự tổ chức và hướng dẫn nếu không mọi người sẽ rối loạn và không thể hoàn thành được bất cứ việc gì. Tổ chức và sự lãnh đạo không chỉ cần thiết cho sự sống còn của Tráng Đoàn, mà còn rất cần thiết để mang lại huấn luyện phù hợp với quyền và nghĩa vụ của công dân mà Tráng Đoàn  phải chuẩn bị cho các Tráng sinh.
Khi Tráng Đoàn  được thành lập, phương pháp Hàng đội, áp dụng cho Thiếu đoàn, cũng được xem là phương pháp tốt nhất để tổ chức Tráng Đoàn. Tuy nhiên, trong thực tế phương pháp này không thành công. Hãy đọc lại lần nữa ở phần Vấn đề 3 nói về tính cách của thanh thiếu niên. Những lý do làm cho phương pháp Hàng đội của Thiếu đoàn mất tác dụng này rất rõ ràng.
Để đạt được hiệu quả đào tạo mong muốn, chúng ta nên áp dụng thể thức dân chủ trong tổ chức của Tráng Đoàn. Tráng Đoàn  phải được điều hành “cho Tráng sinh, bởi Tráng sinh và vì quyền lợi của Tráng sinh”.

Toán:

Trong thực tế, khi Tráng Đoàn  quá đông, chúng ta có thể chia Tráng Đoàn  thành nhiều Toán tráng, mỗi toán từ 4-6 Tráng sinh để hoạt động hiệu quả hơn. Việc chia toán có thể không cần lâu dài nhưng không được tuỳ tiện: có thể lập toán tráng để bố trí hoạt động cho sinh hoạt Tráng Đoàn, dự án giúp ích, và cắm trại. 

Bầu chọn:

Đối với tổ chức của một Tráng Đoàn  thông thường, Tráng Đoàn  sẽ tổ chức họp mặt hàng năm để bầu chọn Toán trưởng, Phó Cố vấn nếu cần thiết, do Tráng sinh bầu chọn với sự góp ý của Tráng Trưởng. Tại buổi họp hàng năm này, Tráng Đoàn  cùng bầu chọn các vị trí khác như Thư kí, Thủ quỹ, Thủ cụ và các vị trí khác mà Tráng Đoàn  cần.
Vì nhiều lý do, cần phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi vị trí này, để một Tráng sinh khi nhận nhiệm vụ sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về những gì mà vị trí này cần đạt được để họ có thể lên kế hoạch và kiểm tra quá trình thực hiện của mình. Tráng sinh có toàn quyền nhưng không được vượt quá vị trí và quyền hạn của mình.
Việc xác định quyền và nghĩa vụ này rất quan trọng trong một nhóm dân chủ. Trong Tráng Đoàn  tất cả thành viên đều có nghĩa vụ bầu chọn trưởng và các chức danh khác, và họ cũng sẽ trở thành trưởng hoặc các vị trí đã nhắc đến khi tới lượt bầu chọn luân phiên. Các Tráng sinh nên hiểu rõ về vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các vị trí cần thiết trong Tráng Đoàn  để có thể sáng suốt lựa chọn, cổ vũ các Tráng sinh đưa ra nhận xét hoặc xây dựng uy tín. Vai trò của người trưởng lúc này là không khuyến khích 2 mối nguy đối với sự dân chủ này – đùn đẩy trách nhiệm và vượt quá quyền hạn.
Việc thực hiện bầu chọn lại hàng năm là một quyết định sáng suốt, để phổ biến những gì toán trưởng và các vị trí khác đã được đào tạo ra toàn Tráng Đoàn  trong suốt nhiệm kì 1 năm.

Chức năng của Cố vấn:

Cố vấn Tráng Đoàn  có trách nhiệm khá nặng nề. Đối với các Tráng Đoàn  lớn, cần có thêm một hay hai Phó Cố vấn. Nhiệm vụ của Cố vấn là theo dõi, kiểm soát để hoàn tất các chương trình hoạt động, khuyến khích và khuyên bảo Tráng sinh, nói chung là điều phối cho Tráng Đoàn  hoạt động đúng mức. Cố vấn chịu trách nhiệm về lịch trình công tác và chương trình hoạt động hàng tuần của Tráng Đoàn. Cố vấn phải theo sát với Tráng Trưởng và giữa Cố vấn và Tráng Trưởng phải có sự tin cậy lẫn nhau.
Tráng Trưởng nên tạo cơ hội cho Cố vấn lãnh đạo Tráng Đoàn. Đó là cơ hội tốt cho Cố vấn để trở thành Tráng Trưởng sau nay và những kinh nghiệm có được sẽ giúp Cố vấn có một tư thế vững vàng trong cộng đồng cống hiến cho những năm sắp tới.
Tráng Trưởng có trách nhiệm trong việc hướng dẫn, cho lời khuyên các vị trí chức năng của Tráng Đoàn. Các vị trí này khi được bầu lên sẽ hoàn thành tốt các trách vụ nếu nghe theo chỉ dẫn của Tráng Trưởng.
Thủ quỹ của Tráng Đoàn  rất hoan nghênh những lời chỉ bảo về việc giữ sổ sách kế toán rõ ràng, cẩn thận. Có một số người đã may mắn thành công trọn đời mình chỉ vì có kiến thức cơ bản về kế toán mà thôi.
Nếu Tráng sinh thích những công việc tỉ mỉ thì em có thể trở thành thư kí giỏi. Dù sở thích cá nhân thế nào, các thanh niên cũng nên thực tập công việc lưu trữ sổ sách, thư từ với các công tác liên quan. Tráng Trưởng cần đôn đốc, kiểm soát để công việc được trôi chảy. Nhưng Tráng Trưởng phải nhớ rằng, nếu để một người nào đó làm công việc không thích hợp với họ thì rất có hại. Với các trách vụ khác, như vị trí Thủ cụ, cũng phải cẩn thận khi giao phó cho Tráng sinh và Tráng Trưởng phải theo hướng dẫn những bước đầu khi mới giao nhiệm vụ.

Toán Dự án/Sở thích:

Tổ chức nói trên là để thực hành chương trình sinh hoạt chung, nhưng đôi lúc nó không phù hợp với một vài hoạt động. Ví dụ, một Tráng Đoàn  có 2 Toán, Toán 1 có Tráng sinh A và Toán 2 có Tráng sinh B và C. Ba Tráng sinh này muốn tìm hiểu nghệ thuật Nói trước công chúng. Vậy họ có thể lập một toán dự án/sở thích để thực hiện ý muốn của họ. Loại tổ chức “sở thích” này nằm trong khuôn khổ toán tráng chung và phục vụ một mục đích hữu ích. Trong cuộc sống cũng có trường hợp tương tự. Những ai thích chụp ảnh thì tìm những bạn có cùng sở thích và những ai thích chơi golf thì tìm người chơi golf để kết bạn, đó là lẽ tự nhiên.

Toán Dự án/sở thích phải được Toán lãnh đạo của Tráng Đoàn  (the Crew Executive) cho phép và thành lập với tôn chỉ hoạt động và thời gian giới hạn. Khi dự án hoàn tất thì Toán Trưởng toán Dự án phải báo cáo cho Tráng Trưởng kết quả hoạt động và khi báo cáo được chấp nhận thì toán Dự án giải tán. 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét