Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 13: Tráng sinh giúp ích (Giai đoạn Giúp ích)

Mục đích:

Mục đích của giai đoạn giúp ích là để tạo cơ hội cho Tráng sinh áp dụng tinh thần Hướng đạo vào cộng đồng xã hội và tu thân về khả năng, giúp ích bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khả năng và sự khéo léo của Tráng sinh. Cần phải có thêm một hoặc hai năm hoạt động tại Tráng Đoàn  để Tráng sinh sẵn sàng nhận trách nhiệm mới trong cộng đồng xã hội. Đó là lúc chuyển từ “giai đoạn nhận lãnh” sang “giai đoạn cho đi”. Trong thời gian này Tráng sinh vẫn còn có quyền lợi được Tráng Trưởng khuyên bảo khi gặp khó khăn trong công cuộc tiếp xúc với cộng đồng.


Đã đến lúc khởi hành.

Thắc mắc nêu ra dĩ nhiên là “Khi nào Tráng sinh hoàn tất giai đoạn huấn luyện của mình?”. Điều đó tự nhiên là tuỳ vào từng cá nhân Tráng sinh. Nhưng điều hợp lý là thanh niên trung bình sẽ bước vào giai đoạn giúp ích khoảng năm 21 tuổi, chứ đừng để trễ hơn. Tráng Trưởng phải có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ để hướng dẫn Tráng sinh đến tuổi thành niên bước sang giai đoạn giúp ích, nếu không sẽ có khuynh hướng “dậm chân tại chỗ”.

Cũng cần thừa nhận rằng có một số Tráng sinh không thể tận dụng được những gì Tráng Đoàn  rèn luyện cho họ vì điều kiện công việc, nhà ở, học hành và vì nhiều lý do khác nữa. Những Tráng sinh này cũng phải được hướng dẫn tới giai đoạn giúp ích để cho sự tham dự không đều đặn của họ vào hoạt động của Tráng Đoàn  không ảnh hưởng đến kế hoạch và hoạt động của những Tráng sinh tích cực hơn.

Những Tráng sinh giữ chức vụ trong Thiếu đoàn mà vẫn còn trong tuổi tráng cũng cần được hướng dẫn qua giai đoạn giúp ích để khỏi trở ngại việc thi hành nhiệm vụ trong Thiếu đoàn của họ.

Những Tráng sinh đã hoàn tất giai đoạn huấn luyện của mình một cách tốt đẹp với sự đồng ý của Tráng Trưởng và Tráng Đoàn  sẽ bước qua giai đoạn giúp ích.  Lúc đó họ phải tham dự vào những chương trình giúp ích và hoạt động khác của Tráng Đoàn. Tuy nhiên cũng cần nhớ rằng Tráng sinh ở giai đoạn giúp ích không được tham dự vào việc đưa ra chương trình sinh hoạt và chính sách của Tráng Đoàn  mặc dù họ vẫn được góp ý kiến khi được hỏi.

Điều kiện.

Với các Tráng Đoàn  thành công, kinh nghiệm cho thấy nếu Tráng Đoàn  giữ một số đông Tráng sinh ở giai đoạn giúp ích sẽ có nhiều điều hại. Tinh thần đồng đội có ảnh hưởng lớn lao đến sự thành công và những Tráng sinh ấy dĩ nhiên còn muốn tiếp tục sinh hoạt trong đoàn. Họ đã và đang có những kinh nghiệm thú vị. Nhưng phải nhớ rằng, sinh hoạt của Tráng Đoàn  là lo cho Tráng sinh ở giai đoạn rèn luyện và phải tránh để các công việc khác xen vào. Những Tráng sinh lớn tuổi sẽ thấy một số tập tục và lề lối hoạt động của họ có thay đổi khác trước và nếu họ chấp nhận sự thay đổi đó thì đó là dấu hiệu chắc chắn họ đã đến tuổi trưởng thành.
Một số đông Tráng sinh ở giai đoạn giúp ích sẽ có khuynh hướng biến đổi Tráng Đoàn  thành một tổ chức xã hội, một hội Hướng đạo Ái hữu. Trong tổ chức Tráng Đoàn  không có hình thức tổ chức nào như vậy được.
Tráng sinh ở giai đoạn giúp ích phải làm gương tốt về những gì họ có thể giúp ích giới trẻ. Gương mẫu trong sinh hoạt nhà thờ và trong gia đình, có các mối quan hệ đối tác linh hoạt, và tất nhiên phải có thiện chí tiếp tục học hỏi.
Trên hết, Tráng sinh trong giai đoạn giúp ích phải là mẫu người công dân hạnh phúc, mạnh khoẻ, có ích. Họ phải biểu hiện được những gì tốt đẹp nhất của Tráng Đoàn.


Vì sinh hoạt Hướng đạo Ngành Tráng là một chương trình huấn luyện nên sẽ tới lúc Tráng sinh đã “tu thân” xong và phải rời khỏi Tráng Đoàn. Đó là một điều hân hoan gì chính là lúc Tráng sinh biết rõ mình sẽ đi đâu, mình sẽ làm gì trong đời. Nói cách khác, Tráng sinh đang đi tới thành công, và sự thành công của họ cũng là sự thành công của Tráng Đoàn. Khi đó, mục đích của Hướng đạo đã đạt được. Tuy nhiên, vẫn có thể Tráng sinh đã qua 23 tuổi, là hạn tuổi tối đa mà anh vẫn chưa “tu thân” xong. Trường hợp này giới hạn tuổi vẫn phải giữ đúng và thanh niên sẽ được khuyến khích đi tìm sự tiến bộ cho mình ở những nơi khác vậy. 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét