Mục đích:
Tráng
Đoàn cần có nơi hội họp để thực hiện những
kế hoạch và chương trình hoạt động. Với việc sử dụng đoàn quán cho Tráng sinh hoạt
động, chúng ta tạo cho Tráng sinh một ý niệm mình thuộc về một đoàn thể.
Các loại đoàn
quán:
Nếu
một Tráng Đoàn vừa mới thành lập chưa thể
có ngay một hội quán thì Tráng Đoàn cũng
cần có hội quán càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, trong các buổi họp đầu cũng có thể
họp mặt tại nhà riêng của Tráng sinh. Chỉ với một hộp dụng cụ nhỏ, bất kỳ một
căn phòng khách nào cũng có thể chuyển dùng thành đoàn quán tạm thời.
Trước
đây có nhiều loại nhà được sử dụng làm đoàn quán. Chẳng hạn, một nhà thờ nào đó
thôi không sử dụng than đốt nữa và chuyển sang xài dầu, thế là có nhà chứa than
để trống. Tráng Đoàn liền đến xin phép
và sửa sang lại làm hội quán. Nhưng phải nỗ lực rất nhiều để dọn sạch nhà chứa
than đã chất than suốt 20 năm. Với sức trẻ, độ chừng 6 tháng sau, nhà chứa than
biến thành một đoàn quán hữu dụng và dễ nhìn, vươn lên đầy kiêu hãnh với các
đòn tay trông như làm từ gỗ sồi đen, nhưng thực ra chúng chỉ là những cây gỗ
thông bám đầy bụi than!
Có
khi Tráng sinh sử dụng nhà để xe hay một góc chái nhà thờ, và đôi lúc còn tự
tay dựng lên được đoàn quán cho Tráng Đoàn. Có lần, một đoàn quán được dựng
trên mảnh đất của nhà thờ và được các vị chức trách giáo hội ưa thích, nên thỉnh
thoảng họ vẫn mượn cơ sở làm nơi hội họp.
Cơ sở vật chất:
Đoàn
quán không cần rộng lắm, chỉ cần gọn gàng, chắc chắn, tạo cảm giác thoải mái là
được. Nếu thiếu nhà vệ sinh hay nhà bếp cần thiết, đoàn quán nên làm thêm những
tiện nghi tối thiểu ấy. Nếu Tráng Đoàn định
làm nhà vệ sinh riêng, phải cẩn thận giữ vệ sinh chung. Và trên thực tế, khi muốn
mở đoàn quán ở đâu thì cũng phải hỏi ý kiến các cấp thẩm quyền sở tại.
Vật
dụng bên trong đoàn quán không cần quá tốn công, đơn giản và thoải mái là được.
Khi biết Tráng Đoàn đang cất đoàn quán,
thì có khi sẽ có người cung cấp giúp đỡ vật liệu, đồ đạc. Người ta sẽ sẵn sàng
cung cấp cho đoàn quán, ghế, giường, đồ nội thất cũ, sẽ thật là không phải nếu
chúng ta từ chối lòng tốt của họ. Nhưng phải nhớ rằng, đoàn quán là nơi đến
sinh hoạt, nên các vật dụng, ngoài thoải mái thì còn phải có tính thiết thực.
Sử dụng đoàn
quán:
Nếu
gần đoàn quán có không gian để làm xưởng thì quá tốt, tuy nhiên nếu không có,
thì Tráng Đoàn cần phải tìm chỗ để làm
xưởng chế tạo. Mặc dù không có xưởng, chúng ta không nên bỏ qua các dự án thủ
công, vì đoàn quán có thể biến thành xưởng thao tác thủ công bất cứ lúc nào cần
thiết.
Trang trí đoàn
quán:
Trang
trí đoàn quán là một công việc thú vị và có thể để cho các bạn Tráng sinh thực hiện. Nên lập kế
hoạch để lúc nào cũng có công việc trang trí, đổi mới để dành cho các bạn Tráng
sinh mới vào đoàn có cơ hội đóng góp cho đoàn quán. Nếu các Tráng sinh không
làm việc gì để dựng hay tu sửa đoàn quán, họ sẽ chỉ sử dụng đoàn quán mà không
quan tâm, không cảm thấy tự hào vì mình được sở hữu một nơi để sinh hoạt.
Có
thể dễ thấy, ở một số nơi, sau 3 – 4 năm sinh hoạt, tuỳ thuộc vào tình hình tài
chính của Tráng Đoàn, họ sẽ thay đổi hoàn toàn cách trang trí của đoàn quán. Họ
giữ lại các đặc điểm truyền thống, nhưng sẽ thay đổi cách trang trí mới.
Có
một ý tưởng độc đáo để giữ lại các giá trị truyền thống và tinh thần “tân thời”:
khi một Tráng sinh gia nhập đoàn, sau buổi lễ gia nhập, anh ta sẽ tự thiết kế một
huy hiệu bằng gỗ sơn màu của riêng mình, kích thước khoảng 20cm x 25cm. Các huy
hiệu này được treo trên tường thành dãy, và theo thời gian, chúng ta sẽ có một
dãy huy hiệu, khi hết hàng, các huy hiệu mới sẽ được treo bên dưới thành một
hàng khác. Đây là một hình thức đặc biệt
để lưu trữ danh sách thành viên của Tráng Đoàn, một cách rất Hướng đạo,
đó chính là làm những công việc thông thường theo cách khác thường.
Tráng
sinh có đặc quyền được vào ra đoàn quán không giới hạn. Khi Tân tráng bắt đầu
thời gian huấn luyện, họ sẽ được trao chìa khoá đoàn quán để có thể vào hội
quán và cá nhân họ sẽ có không gian dành cho sở thích và học tập.
Tráng
Đoàn sử dụng đoàn quán tuỳ theo các loại hoạt động, nhưng Tráng sinh đừng vì thế
mà giới hạn hoạt động của mình ở trong đoàn quán mà thôi. Đoàn quán chỉ xem như
là một căn cứ để các Tráng sinh xuất phát cho hoạt động thám du và giúp ích và
là nơi để hội họp thảo luận. Người ta vẫn thường nói rằng, Tráng sinh nói quá
nhiều mà không làm được bao nhiêu. Cũng có thể đúng như vậy nhưng nên nhớ là tuổi
Tráng sinh thường thích nói và phần nhiều là về những chuyện nhỏ nhặt. Nếu
chúng ta chấp nhận bản tính tự nhiên này thì chúng ta cũng cần khôn khéo hướng
bản tính ấy vào những hoạt động hữu ích. Đoàn quán là nơi Tráng Trưởng, Cố vấn Tráng
Đoàn và các Tráng sinh giúp ích có thể
làm những công việc có ý nghĩa, nhưng cũng cần có trí tưởng tượng nữa.
Dĩ
nhiên, những hoạt động của Tráng Đoàn có
ảnh hưởng đến việc sử dụng đoàn quán. Vậy cần có sự cân bằng giữa những chương
trình hoạt động tại đoàn quán và ngoài đoàn quán.
Củng cố và cung
cấp tài chính cho đoàn quán:
Người
ta thắc mắc rằng ai chịu trách nhiệm củng cố và cung cấp tài chính cho đoàn
quán hoạt động. Công việc đảm bảo nơi hội họp của Tráng Đoàn là trách nhiệm của Ban Bảo trợ. Ban này thường
uỷ nhiệm cho Toán lãnh đạo Tráng Đoàn. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ
dàng có được đoàn quán sinh hoạt, do đó Tráng sinh cần phải hợp tác với Toán
lãnh đạo để tìm những cơ sở thích hợp.
Cần
tránh việc lập một đoàn quán lớn và tốn kém nhưng phải giữ cho đoàn quán luôn sạch
sẽ gọn gàng mọi lúc.
Trước
khi nghiên cứu về vấn đề sở hữu tài sản, Toán lãnh đạo và uỷ ban cần phải đọc kỹ
Quy định 385, trong quyển “Chính sách, Tổ chức và Quy định”.
Việc
cung cấp tài chính cho đoàn quán là mối quan tâm của Tráng Đoàn. Mục tiêu của
Ngành Tráng là đào tạo các công dân trẻ, biết “tự chèo lấy thuyền mình”. Quản
lý một đoàn quán là một huấn luyện có ích về việc quán xuyến gia đình và quyền
sở hữu sau này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét