Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

CHƯƠNG 1: NGÀNH TRÁNG LÀ GÌ?

Vấn đề 1: Mục đích

Mục đích:

Ngành Tráng hướng tới phát triển công dân có ích thông qua phát triển cá nhân. Muốn vậy phải:
1.   Huấn luyện thanh niên có thói quen quan sát, vâng lời, và tự lực trong hoạt động trau dồi sự khéo léo.
2.   Gây dựng lòng trung thành và tính chu đáo với người khác bằng phương pháp giảng dạy và  giúp ích.
3.   Hướng dẫn thanh niên giúp ích cộng đồng và các kĩ năng có lợi cho bản thân.
4.   Phát triển năng lực thể chất và tinh thần cá nhân thông qua tương tác xã hội tập thể và các hoạt động lành mạnh
5.   Hướng các cá nhân hoàn thiện giá trị tinh thần và xã hội bằng cách nêu gương tốt và lề lối sinh hoạt cộng đồng

Vấn đề 2: Ngành Tráng

Ngành Tráng là gì?

Trong những trang đầu của cuốn “Hướng đạo cho trẻ em”  - Scouting for Boys của Baden Powell, có phần “Giải thích về Hướng đạo”  - Explanation of Scouting. Lời giải thích này cần được tham khảo cùng với phần dưới đây.

Ngành Tráng là sự “nối tiếp” quá trình huấn luyện dành cho Sói con và Hướng đạo sinh với mục tiêu cuối cùng là đào tạo ra các công dân hữu ích.

CHƯƠNG 2: THANH NIÊN VÀ BẠN

Vấn đề 3: Thanh niên

Trước khi chúng ta tham dự vào cơ chế sinh hoạt ngành Tráng, hãy nhìn kĩ hơn vào bản chất của nguyên liệu thô mà chúng ta sẽ tạo tác – thanh niên. Bí mật của thành công nằm trong sự nỗ lực thấu hiểu các thuộc tính của thanh niên và sử dụng các thuộc tính này làm nền tảng cơ sở cho việc huấn luyện.

Thời kỳ:

Thanh niên trong lứa tuổi Tráng sinh vẫn còn nằm trong giai đoạn vị thành niên, đang lớn khôn. Để tiện việc nghiên cứu, chúng ta có thể coi thời kỳ này là giai đoạn chuyển tiếp giữa thiếu niên và người trưởng thành, từ năm 12 tuổi đến 21 tuổi.

Vấn đề 4: Tráng Trưởng

Bây giờ chúng ta đã có hiểu biết cơ bản về bản chất của thanh niên ở lứa tuổi Tráng sinh, hãy tiếp tục tìm hiểu về mẫu người sẽ được chấp thuận đủ tư cách làm trưởng của các em.

Lựa chọn Tráng Trưởng:

Hãy nhớ rằng thanh niên có mong muốn mạnh mẽ tự quyết định lấy mọi việc, và rõ ràng rằng một người trưởng do các em lựa chọn sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn là một người được áp đặt cho các em. Một nhóm thanh niên có hứng thú sinh hoạt ngành Tráng sẽ tự nhiên quấn quít một người lớn hơn có thể đáp ứng các nhu cầu của các em. Thời kì sùng bái anh hùng thần tượng mù quáng đã qua với thời thơ ấu, và khi trở thành thanh niên, họ trở nên sáng suốt hơn và lựa chọn người trưởng cho mình với các suy nghĩ thực tế về nhu cầu của Tráng Đoàn .

CHƯƠNG 3: TRÁNG ĐOÀN

Vấn đề 5: Bước khởi đầu

Trình bày Thực tế

Muốn có tiếng thì phải quảng cáo. Phong trào Hướng đạo tự bản thân nó khi ra đời là kết quả của việc phân phối thông tin dưới dạng các tái bản của quyển sách Hướng đạo cho Trẻ em, và nhờ các cuộc nói chuyện vòng quanh thế giới của Người sáng lập để lan truyền tin tức về Hướng đạo. Mọi nỗ lực được thực hiện để có được sự ủng hộ của những người có ảnh hưởng cũng như phụ huynh của đoàn sinh.

Vấn đề 6: Tráng Trưởng

Tìm đúng người

Theo tự nhiên, trong giai đoạn vừa hình thành của một Tráng Đoàn  mới chúng ta rất cần phải tìm và bổ nhiệm một Tráng Trưởng. Tương tự, các Tráng Đoàn  hoạt động đã lâu rất có khả năng không còn Tráng Trưởng, và cần phải có người khác thay thế. Đây là trách nhiệm của Liên đoàn.

Vấn đề 7 — Toán và Tráng sinh

Thể thức dân chủ:

Hướng đạo – Ngành Tráng nói riêng – hướng đến phát triển quyền và nghĩa vụ của một công dân có ích cho xã hội, nghĩa là khả năng của một cá nhân biết chấp nhận nhiệm vụ và nhận thức được nghĩa vụ đại biểu của mình đối với người khác, như việc bầu chọn đại biểu khu vực, tỉnh, và ở cấp chính quyền trung ương vậy..

Vấn đề 8 – Toán Lãnh đạo và Hội đồng Tráng đoàn

Tinh thần dân chủ trong hoạt động:

Hoạt động của một Tráng Đoàn  lớn do Toán lãnh đạo điều khiển, Toán lãnh đạo gồm có Tráng Trưởng, Tráng Phó, Cố vấn và Phó Cố vấn, với một vài Tráng sinh hoặc các vị trí chức năng khác của đoàn, sẽ được thay đổi theo thời gian bằng hình thức bầu chọn.
Trong tổ chức này chúng ta bầu ra các đại diện thực hiện đưa ra chính sách và quy trình hoạt động cho Tráng sinh. Các thành viên trong Toán lãnh đạo Tráng Đoàn  được bầu hàng năm. Như vậy, đoàn có cơ hội chấp thuận hay phản đối cách làm việc của những người được đoàn uỷ thác thi hành nhiệm vụ, đó là khi Tráng sinh chấp nhận sự hướng dẫn của các đại diện này, sẵn sàng chia sẻ trách nhiệm và quyền bầu người đại diện. Đây là tính dân chủ trong hoạt động.

Vấn đề 9 – Đoàn quán

Mục đích:

Tráng Đoàn  cần có nơi hội họp để thực hiện những kế hoạch và chương trình hoạt động. Với việc sử dụng đoàn quán cho Tráng sinh hoạt động, chúng ta tạo cho Tráng sinh một ý niệm mình thuộc về một đoàn thể.

CHƯƠNG IV: CHƯƠNG TRÌNH SINH HOẠT NGÀNH TRÁNG

Vấn đề 10: Bảo huynh

Chọn lựa Bảo huynh:

Sau khi người thanh niên được nhận vào Tráng Đoàn, và trở thành Tân Tráng sinh, điều quan trọng trong bước đầu huấn luyện Tân tráng phải được thực hiện triệt để và đúng đắn. Tuy trách nhiệm vẫn thuộc về cá nhân Tân tráng trong việc tự rèn luyện bản thân, Tân Tráng sinh phải được hai đoàn viên khác đứng bảo trợ và gọi là Bảo huynh của Tráng sinh.
Bảo huynh thường do Toán lãnh đạo Tráng Đoàn  chỉ định sau khi hỏi ý kiến Tân Tráng sinh. Khi thanh niên được nhận vào Tráng Đoàn  và trở thành Tân tráng, các Bảo huynh được chỉ định tại buổi lễ chấp nhận.

Vấn đề 11: Tân Tráng sinh (giai đoạn Dự bị Tráng)

Xin gia nhập Tráng Đoàn :

Các Hướng đạo sinh, cựu Hướng đạo sinh, và cả người ngoài phong trào đều có thể được chấp nhận gia nhập Tráng Đoàn.

Việc xin gia nhập thường do Toán Lãnh đạo xem xét và người xin gia nhập sẽ được thông báo ngay về sự chấp nhận. Ít khi có trường hợp không được nhận vào. Nếu có, thì phải vì lý do thật chính đáng và cần phải do Tráng Trưởng cho ý kiến sau cùng khi quyết định.
Khi Tráng Đoàn  nhận được đơn xin gia nhập của một Thiếu sinh, Tráng Trưởng cần phải bàn bạc với Thiếu Trưởng của em này về vấn đề xin gia nhập. Thường sự lên đoàn (Thiếu lên Tráng) sẽ xảy ra trong một Liên đoàn Hướng đạo.

Vấn đề 12: Tráng sinh (Giai đoạn huấn luyện)

Mục đích:

Khi tân tráng đã được nhập Tráng Đoàn  thành Tráng sinh, thì họ bước qua giai đoạn huấn luyện. Cần nhấn mạnh nhiệm vụ chính của sinh hoạt Ngành Tráng là để huấn luyện khả năng, tư cách của Tráng sinh để giúp ích cho bản thân họ về sau tự huấn luyện trở thành người công dân tốt.
Việc huấn luyện tân Tráng sinh là bước đầu trong đường hướng này, nhưng giai đoạn huấn luyện của Tráng sinh là thời kỳ mà Tráng Trưởng có thể giúp đỡ cá nhân Tráng sinh thiết lập một chương trình tu luyện bản thân để có một tác dụng lâu dài về sau với khả năng và tính cách con người.

Vấn đề 13: Tráng sinh giúp ích (Giai đoạn Giúp ích)

Mục đích:

Mục đích của giai đoạn giúp ích là để tạo cơ hội cho Tráng sinh áp dụng tinh thần Hướng đạo vào cộng đồng xã hội và tu thân về khả năng, giúp ích bằng nhiều phương pháp khác nhau tùy theo khả năng và sự khéo léo của Tráng sinh. Cần phải có thêm một hoặc hai năm hoạt động tại Tráng Đoàn  để Tráng sinh sẵn sàng nhận trách nhiệm mới trong cộng đồng xã hội. Đó là lúc chuyển từ “giai đoạn nhận lãnh” sang “giai đoạn cho đi”. Trong thời gian này Tráng sinh vẫn còn có quyền lợi được Tráng Trưởng khuyên bảo khi gặp khó khăn trong công cuộc tiếp xúc với cộng đồng.

CHƯƠNG V: NGHI THỨC / NGHI LỄ

Vấn đề 14: Các giai đoạn Tráng

Từ những ngày đầu được ghi lại của lịch sử, lễ nghi có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Lịch sử và văn chương ghi nhận rất nhiều về lễ nghi. Các nghi lễ cổ xưa được chìm đắm trong thủ tục cổ truyền nên trông rất đẹp. Một vài nghi lễ diễn ra trong vòng bí mật, và ngược lại, có những nghi lễ mang nhiều điển tích. Nhưng dù thế nào thì lễ nghi đặt ra cũng có mục đích của nó. Dĩ nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ. Ta cũng thường thấy những nghi lễ trá hình trong đó sự trình diễn đã thay thế mục đích ban đầu của nghi lễ.

CHƯƠNG VI : CÁC BUỔI HỌP TRÁNG ĐOÀN

Vấn đề 15: Tại Đoàn quán

Như đã nói trên, đoàn quán là nơi Tráng sinh họp mặt để thực hiện những kế hoạch và hoạt động. Đó là mục đích trước tiên của đoàn quán, nhưng cũng có thể dùng đoàn quán làm nơi thực hiện huấn luyện cho Tráng sinh.

Vấn đề 16: Sinh hoạt ngoài trời

Tráng Đoàn  là cộng đồng huynh đệ sinh hoạt ngoài trời nên dĩ nhiên chúng ta có những buổi sinh hoạt Tráng Đoàn  ngoài trời. Thực ra nếu Tráng Trưởng khôn khéo thì có thể hướng dẫn Tráng Đoàn  thực hiện những hoạt động ngoài trời mà nhìn qua có thể như là hoạt động tại đoàn quán. Chẳng hạn nếu thời tiết thích hợp, có thể hướng dẫn buổi thảo luận về bất cứ vấn đề nào tại một nơi vắng vẻ, dưới tán cây, như là thảo luận trong đoàn quán vậy. Như thế lại có lợi điểm là có khí trời mát mẻ thoải mái hơn là cứ giam hãm trong 4 bức tường.

Vấn đề 17: Hoạt động hỗn hợp nam nữ và hoạt động xã hội

Điều căn bản trong sinh hoạt là Tráng sinh cần rèn luyện sự khéo léo và tay nghề thủ công, tạo tác với gỗ. Tuy nhiên mục tiêu của Tráng Đoàn  là huấn luyện người thanh niên thành một người có thể thích hợp được với mọi chốn và sống được trong mọi cộng đồng.

CHƯƠNG VII : THỦ CÔNG

Vấn đề 18: Hoạt động chung của Tráng đoàn

Hoạt động chung của Tráng Đoàn  là những hoạt động do toàn để Tráng sinh tham dự. Đó là những yếu tố chung liên kết Tráng Đoàn  thành một khối và đặt trên căn bản những nguyên tắc hướng đạo.

Vấn đề Luật và Lời hứa Hướng đạo.

Khi ta nhìn nhận rằng người thanh niên phải hiểu Luật và Lời hứa Hướng đạo theo quan điểm của một người lớn trước khi nhập đoàn, ta cũng đừng lầm lẫn mà cho rằng quan niệm ấy là một quan niêm luôn luôn tĩnh. Là một nguồn sống trong đời con người, Luật và Lời hứa Hướng đạo cần luôn luôn được áp dụng lại một cách phù hợp với những biến đổi trong thế giới không ngừng thay đổi của chúng ta. Những gì hôm nay là đúng, có thể lại sai vào ngày mai. Những gì hôm nay chúng ta cho là trắng, có thể bị đen hay nhuộm xám vào ngày mai. Quan niệm hiếu thảo đối với cha mẹ, tình bạn, có thể thay đổi hẳn khi thanh niên lập gia thất.
Tuy điều quan trọng là phải giải thích Luật Hướng đạo theo quan niệm ngày nay nhưng điều quan trọng hơn là phải biết bằng cách nào những điều do Luật Hướng đạo quy định có thể thực hiện được để rồi vẫn áp dụng được cho ngày mai khi có sự thay đổi xảy đến.

Tìm hiểu vấn đề, thám du, khám phá có mục đích sẽ không còn là một ý tưởng cao đẹp mơ hồ nữa là trở thành một hoạt động thực tập khi được đặt trên căn bản của việc học và áp dụng Luật Hướng đạo một cách có hệ thống, mỗi điều trong luật Hướng đạo trông thì khác nhau nhưng vẫn liên kết khả năng của một Tráng sinh dù thế giới quan của Tráng sinh với đời như thế nào đi nữa. Khi tiến hành một vấn đề của Tráng Đoàn  để thực hiện Luật Hướng đạo cần phải xét kĩ về chi tiết từng điều một của Luật. Bước đầu tiên là xem xét kĩ những nghĩa vụ mỗi đoạn trong Luật nêu ra. Bước thứ hai của công việc chuẩn bị là tìm hiểu quan niệm của người khác. Bước thứ ba là đưa ra hình thức áp dụng vào thực tế để trắc nghiệm những điều nêu trong Luật Hướng đạo.

Ví dụ: Phần thứ 1 của Luật Hướng đạo nói: “Danh dự của một HĐS là đáng cho người khác tin cậy”, chúng ta đứng trước vấn đề chữ Tín – sự thật.

Điều này ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hàng ngày của chúng ta? Một Tráng sinh khi gặp trường hợp phải hành động trái với tinh thần của Luật Hướng đạo để được Tráng Đoàn  chấp nhận là thành viên thì anh ta sẽ có phản ứng thế nào? Có nên đưa ra “một lời nói dối thiện chí”  để làm vừa ý người khác không? Tráng sinh thỉnh thoảng sẽ nghe nói về những biện pháp xấu được sử dụng mà vẫn được tha thứ nếu đưa tới kết quả mong muốn. Đó là những vấn đề thực tế mà một cá nhân sẽ gặp phải.

Bước thứ hai là tìm hiểu xem người khác hiểu về chữ Tín – sự thật như thế nào. Có thời chữ Tín là điều quan trọng trong cuộc sống con người. Báo chí có độ tin cậy cao hay không? Các nước trao đổi, ngoại giao như thế nào? Có những trường hợp nào cần bắt buộc phải gian dối trong nghề nghiệp hay không? Có cách thức nào để thay thế hay không? Quan niệm về sự thật thay đổi theo những phát kiến mới về y học và khoa học. Vậy làm thế nào để một cá nhân giải quyết những vấn đề ấy?

Bước cuối cùng là đề ra những hoạt động thực hành những điều trong lý thuyết về chữ Tín – sự thật. Ví dụ, tìm hiểu xem văn phòng phát triển thương mại hoạt động ra sao, làm thế nào để có lợi từ các dịch vụ, nên báo cáo thế nào về những “phi vụ mờ ám”. Trong mùa Giáng sinh nên đi tuần tiễu các khu vực trồng cây để ngăn ngừa các vụ trộm cây thông Noel.

Với ít nhiều trí tưởng tượng, ta có thể nghiên cứu mỗi điều của Luật Hướng đạo và đề ra những hoạt động thiết thực có ích cho đời sống hàng ngày của Tráng sinh.

Vấn đề tình huynh đệ

Vấn đề tình huynh đệ trong Tráng Đoàn  xem ra không cần thiết phải nêu ra đây. Tuy nhiên tình huynh đệ không rõ rệt như chúng ta vẫn tưởng. Các Tráng sinh, ngay cả Tráng sinh cùng Tráng Đoàn  chỉ biết khoan dung, tha thứ cho nhau, như thế chưa phải là tình huynh đệ. Chúng ta có khuynh hướng phân chia các nhóm người theo chủng tộc, màu da, tín ngưỡng, điều kiện xã hội và kinh tế. Sự phân chia này đúng với những người “khác” với chúng ta. Chúng ta vẫn thường đề cao tình huynh đệ, thế nhưng chúng ta chỉ biết tỏ ra khoan dung mà thôi. Chúng ta đều có thành kiến – nghĩa là xét đoán người khác theo thành kiến riêng, tuỳ theo sự hiểu biết, mỗi người chúng ta có những ý kiến rõ rệt về người Do Thái, người da đen, người theo đạo Công giáo, Tin Lành, người Mỹ, người Pháp, v.v... Nhưng nếu chúng ta thành thật nhìn nhận với bản thân mình, thì thấy rằng chúng ta ít khi biết rõ được căn nguyên của những thành kiến ấy.

Bước đầu tiên trong vấn đề này là xác định ý nghĩa của “tình huynh đệ”. Chúng ta có sẵn lòng “vạch áo cho người xem lưng” không? Tình huynh đệ có phải có nghĩa là chúng ta xem bạn Tráng sinh như anh em ruột thịt hay không?

Bây giờ, hãy lắng nghe quan điểm của người khác. Hỏi một người có tôn giáo khác không có trong Tráng Đoàn, và để người ấy nói về đức tin của họ và trả lời những câu hỏi của chúng ta. Hãy mời một người Canada, nói về kinh nghiệm của mình khi lập nghiệp ở xứ sở mới. Có nhiều nhóm thiểu số hay đoàn thể của quốc gia sẵn lòng cử một người trình bày các vấn đề, quan niệm có ảnh hưởng đến họ cho chúng ta nghe.

Để đưa vấn đề này thành một hoạt động thực tiễn là việc hết sức đơn giản. Chúng ta hãy đi tìm gặp những người có chuyên môn trong địa hạt riêng của họ, tham dự các buổi họp mặt của các đoàn thể, gặp gỡ một nhóm người da đen đang đi cắm trại, đến thăm khu vực của dân da đỏ, đi thám du đến những nơi xa hơi các khu du lịch thông thường để tìm hiểu đời sống các dân tộc khác. Thám du đã được bàn đến ở chương 6. Đó là một cơ hội rất tốt để xem đồng bào ta sinh sống ra sao, làm những việc gì và có quan niệm sống như thế nào.

Vấn đề 19: Hoạt động tìm hiểu của cá nhân

Tuỳ theo sở thích của mỗi Tráng Đoàn  mà có thể thực hiện những công việc ưa thích bằng cách nào hay lúc nào cũng được. Nếu những sở thích cá nhân xảy ra trong suốt cả cuộc đời thì đôi khi vào những thời gian đặc biệt nào đó mà những sở thích cá nhân hay cá tính đặc biệt của một người xuất hiện và ít hay nhiều trở thành đặc tính riêng của người đó. Trẻ em thường thích ăn chơi, ngủ và được yêu thương triù mến. Những ước muốn này hãy còn ít và đơn giản, có những em khác lớn hơn lại thích phiêu lưu mạo hiểm đi những nơi xa hơn nhà mình, nhưng vẫn còn giới hạn trong chừng mực nào đó. Còn thanh niên thì thích đi khắp mọi nơi khám phá và tìm tòi những gì lôi cuốn sự chú ý của họ nơi chân trời mạo hiểm ngày càng rộng lớn hơn.
Tráng Đoàn  có thể theo đuổi những hoạt động mà mọi Tráng sinh cùng ưa thích nhưng sở thích khác nhau của mỗi người thì phải do người đó tự ý theo đuổi. Nếu bắt buộc toàn thể Tráng sinh thực hiện một hoạt động mà chỉ một cá nhân hay thiểu số thích là điều không hợp lý chút nào.

Vấn đề 20: Thám du và ký trình

Thám du là một nghệ thuật đi bộ có mục đích, là một trong những hoạt động then chốt của Ngành Tráng.

Thám du không phải là một nghệ thuật dễ dàng đạt được. Cần phải thực hiện những công việc chuẩn bị trước, có những thói quen phải học và rèn luyện trước. Thực tập qua quan sát và óc nghiên cứu, suy ngẫm là việc phải làm. Tuy nhiên trong khi luyện óc quan sát và suy ngẫm, vẫn cần có thám du thì những khả năng này mới đem ra thực nghiệm được.

Vấn đề 21: Cắm trại và dụng cụ trại

Hướng đạo là phong trào cắm trại, và chúng ta tin rằng rất nhiều đức tính của một công dân tốt có thể học hỏi thông qua thủ công. Do đó, Tráng Đoàn  cần tạo nhiều cơ hội tham gia những buổi cắm trại ngắn hay dài ngày và những buổi du ngoạn cắm trại ở những nơi xa lạ.

Trong thực tế, có nhiều Tráng Đoàn  không thể tổ chức cắm trại hàng năm do công việc làm ăn, việc làm bán thời gian của đoàn sinh không cho phép. Tuy nhiên khi có thể thì Tráng Đoàn nên tổ chức những cuộc cắm trại hay du ngoạn hàng năm khoảng chừng 4,5 ngày. Dù sao cũng nên tổ chức những buổi trại cuối tuần.

Dụng cụ cắm trại.

Nhiều Tráng sinh trẻ tuổi, nhất là những ai đã là Hướng đạo sinh Hạng Nhất đều có kiến thức căn bản về dụng cụ trại. Khi lên sinh hoạt ngành tráng, kiến thức về dụng cụ trại cũng nhiều thêm và họ có thể biết rõ giá trị mỗi loại dụng cụ. Hơn nữa, dần dần họ tụ tập các dụng cụ cá nhân lại rồi nhờ kinh nghiệm họ sẽ tự làm lấy những gì không mua được.

Sau đây là danh sách những dụng cụ thông thường trong balo đi trại hạng nhẹ của Hướng đạo sinh.