Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 5: Bước khởi đầu

Trình bày Thực tế

Muốn có tiếng thì phải quảng cáo. Phong trào Hướng đạo tự bản thân nó khi ra đời là kết quả của việc phân phối thông tin dưới dạng các tái bản của quyển sách Hướng đạo cho Trẻ em, và nhờ các cuộc nói chuyện vòng quanh thế giới của Người sáng lập để lan truyền tin tức về Hướng đạo. Mọi nỗ lực được thực hiện để có được sự ủng hộ của những người có ảnh hưởng cũng như phụ huynh của đoàn sinh.

Dưới tiêu đề “Trình bày thực tế”, những gì thể hiện ở đây không liên hệ trực tiếp tới Tráng trưởng. Tuy nhiên, các Tráng Trưởng cần phải hiểu có thể tìm kiếm trợ giúp từ đâu và từ việc thông hiểu này anh ta có thể suy nghĩ làm thế nào để phù hợp với chương trình đưa ra.
Ngày nay chúng ta đang sống trong một thế giới đầy áp lực mua bán. Chúng ta bị tấn công từ mọi phía phải “mua cái này, mua cái kia, mua cái nọ”. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta bị ảnh hưởng bởi truyền thông quảng cáo rằng chúng ta phải làm cái gì và phải mua cái gì.
Người ta thích được đối xử như vậy, và Hướng đạo cũng không thể làm ngơ với cách tiếp cận này. Thông qua quảng cáo chúng ta “tạo nên một nhu cầu cần có” đối với sản phẩm của chúng ta.
Làm thế nào để chúng ta tạo nên nhu cầu cần tham gia ngành Tráng? Lặp lại liên tục là một trong các phương pháp cần thiết. Kể từ ngày một bé trai tham gia vào mối dây huynh đệ trên toàn thế giới của Hướng đạo, cậu sẽ bắt đầu có thông tin về Tráng sinh. Bầy trưởng, và sau đó là Thiếu trưởng của cậu phải thường xuyên nhấn mạnh rằng việc thăng tiến từ Ấu đoàn lên Thiếu đoàn và cuối cùng là Tráng Đoàn  là một tiến trình tự nhiên.
Các tài liệu về ngành Tráng cần được lưu trữ ở thư viện của mỗi Thiếu đoàn. Hãy giới thiệu quyển Đường thành công (Rovering to Success) tới Hướng đạo sinh khi em đạt Hướng đạo Hạng nhất, hoặc như là một món quà sinh nhật tuổi 15.
Để tạo nên được nhu cầu cần sở hữu sản phẩm của chúng ta, các tính năng được mong đợi phải được biết đến. Chúng ta phải nói với các em, “Nếu em thích được đồng hành với người lớn hơn, và bọn con gái tại các buổi tiệc, dã ngoại hoặc xã giao; nếu em muốn biết tương lai sẽ mang lại gì cho em và cuộc đời em, và em khao khát được khám phá những gì có thể xảy ra xung quanh mình, nếu em muốn chia sẻ trách nhiệm của một công dân, nếu em thích vệ sinh sạch sẽ, khoẻ mạnh, đời sống ngoài trời với các chuyến phiêu lưu; và nếu em thích giúp đỡ người khác – hãy tham gia sinh hoạt Ngành tráng”. Phương thức tiếp cận này có thể áp dụng cho cả Hướng đạo sinh hoặc thanh thiếu niên không phải Hướng đạo sinh.
Một nguyên tắc khác của quảng bá phải được áp dụng để tạo ra nhu cầu cần của Ngành Tráng là phải đảm bảo rằng các tiểu chuẩn, khi đã được đưa ra thì phải được thực hiện. Nói cách khác, nếu chúng ta công bố các đặc điểm được mong đợi của Ngành Tráng, thì những đặc điểm này phải là có thực mà không phải chỉ là lý thuyết.
Chúng ta không cạnh tranh, phải hiểu từ này theo đúng ý nghĩa của nó, với các phong trào thanh niên khác, nhưng chúng ta phải nhận ra một thực tế rằng thời gian của thanh niên đang bị nhiều nguồn cạnh tranh cho dù các em đang tham gia Phong trào của chúng ta. Chúng ta cần có một bầu nhiệt huyết cháy bỏng cho Ngành Tráng và phải tin tưởng rằng đây là một trong những phong trào tuyệt vời nhất dành thanh niên tham dự để phát triển bản thân một cách hoàn thiện nhất.
Ví dụ, có rất nhiều Hướng đạo sinh 16 tuổi đang sinh hoạt tích cực với vai trò Đội trưởng hoặc Thiếu trưởng trong Thiếu đoàn. Đây là tình huống tuyệt vời chứng tỏ rằng ngành Thiếu vẫn đáp ứng được nhu cầu của thanh thiếu niên. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, Thiếu Trưởng giữ các em lại vì các em đã đến giai đoạn mang lại nhiều giá trị thiết thực cho Thiếu đoàn. Tuy có ích cho Thiếu đoàn nhưng lại có thể có hại cho các em đó. Hầu hết các em 16 tuổi vẫn chưa trưởng thành đầy đủ để đưa ra ý kiến dễ dàng như khi các em đón nhận ý kiến của người khác. Hướng đạo, trong hình thức ngành Tráng vẫn có rất nhiều điều có thể cung cấp cho sự phát triển của thanh niên trên con đường trở thành công dân hữu ích.
Vậy nên có ý kiến đề nghị rằng khi một Hướng đạo sinh có năng lực phụ tá trưởng rất tốt bên cạnh khả năng lãnh đạo đội của mình, nếu em là một Đội trưởng, thì đây là lúc chuyển em lên Tráng Đoàn  để được đào tạo sâu hơn. Bởi vì sau khi một học sinh hoàn thành chương trình học tại trường, em không ở lại để trở thành trợ giảng chỉ bởi vì em đã biết tất cả các môn học, mà em sẽ phải tiến tới bậc giáo dục cao hơn.
Nếu các em thiếu sinh già vẫn tiếp tục ở lại thiếu đoàn, dần dần các em sẽ bắt đầu vắng mặt ở các buổi sinh hoạt, 1 hay 2 lần, và tăng dần, cho tới khi em hoàn toàn biến mất khỏi Thiếu đoàn. Đó là việc tất nhiên sẽ xảy đến. Thế nên nếu chuyển em lên Tráng Đoàn  để tiếp tục huấn luyện thêm vài năm nữa trong khi em vẫn còn đang hứng thú với Hướng đạo thì có phải có lợi hơn nhiều không.
Điều này dẫn chúng ta tới một điểm khác trong việc tạo ra nhu cầu cần của Ngành Tráng. Cần làm cho Liên đoàn nhận ra rằng thanh niên cần được thăng tiến lên Tráng Đoàn  để hoàn thiện chương trình sinh hoạt Hướng đạo cách hiệu quả tổng thể, và nếu Liên đoàn của họ không có Tráng Đoàn  sinh hoạt  thì họ chỉ đang thực hiện được một phần nhiệm vụ của mình mà thôi.
Vẫn còn một điểm khác chúng ta cần lưu ý dưới đề mục tạo ra nhu cầu cần phải tổ chức Ngành Tráng. Có rất nhiều tường hợp các thiếu sinh “già” bỗng nhiên được giao phó trách nhiệm của người lớn trong chức vụ phụ tá Thiếu Trưởng hoặc Bầy Trưởng. Khối lãnh đạo là dành cho các trưởng đã thành niên, trong khi chúng ta không thể không công nhận rằng có rất nhiều Hướng đạo sinh 18 tuổi là những phụ tá xuất sắc trong hoạt động và kĩ năng Hướng đạo, nhưng hiếm có Hướng đạo sinh nào ở lứa tuổi này đủ trưởng thành để có thể ảnh hưởng lên tính cách của các đoàn sinh trẻ mà anh ta sẽ hướng dẫn.
Thanh thiếu niên hoạt động tích cực trong Thiếu đoàn cần được nghỉ ngơi vài năm trước khi trở lại Ngành với tư cách của trưởng. Họ sẽ trở thành các trưởng có khả năng hơn và hơn nữa là họ sẽ được các em Hướng đạo sinh dễ chấp nhận hơn. Nếu chúng ta thực hiện đúng nhiệm vụ trong Ngành tráng chúng ta sẽ thấy rõ ràng một số vấn đề về tinh thần lãnh đạo của chúng ta sẽ được giải quyết triệt để. Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng Tráng sinh cần phải được đào tạo để trở thành Trưởng. Vì còn hơn thế nữa, Tráng sinh được huấn luyện để trở thành công dân tốt có ích cho xã hội. Xin nhắc lại một lần nữa, nếu chúng ta thực hiện đúng nhiệm vụ, chúng ta nên hi vọng rằng chúng ta đã truyền lửa cho các trưởng tiềm năng sẽ trở lại phục vụ Phong trào, là Thiếu Trưởng, ủy viên Liên đoàn hay ủy viên Trung ương.
Nguồn Tráng sinh:
Ngành Tráng là kết quả tự nhiên của công tác huấn luyện Thiếu sinh tại Thiếu đoàn, vì sẽ đến lúc tất cả thiếu sinh hoàn thành chương trình huấn luyện của mình tại Thiếu đoàn. Thường thì sau sinh nhật 16 tuổi. Thanh niên ở lứa tuổi này có thể sẽ muốn thăng tiến lên Tráng Đoàn.
Nếu đây là một Thiếu sinh, em này phải được Thiếu trưởng giới thiệu lên đoàn.
Tuy nhiên, thanh niên chưa từng tham gia Hướng đạo hoặc đã ngừng sinh hoạt ngành Thiếu vẫn có thể đăng kí sinh hoạt tại Tráng Đoàn.
Nếu Tráng sinh mới không được thăng đoàn trực tiếp từ Thiếu đoàn lên Tráng Đoàn, cần phải chứng minh rằng Tráng sinh này phải sẵn sàng sống đúng tinh thần của Luật và Lời hứa, và học hỏi thực hành Hướng đạo.
Bất kì ai muốn gia nhập Tráng Đoàn  phải được Tráng Đoàn  và Tráng Trưởng chấp nhận.
Trách vụ của Ban Bảo trợ và Liên đoàn: Khi các đoàn sinh từ Ấu đoàn (phụ tá trưởng) và Thiếu đoàn có nhu cầu cần tổ chức Tráng Đoàn  trực thuộc liên đoàn, các đoàn sinh này sẽ yêu cầu thành lập một Tráng Đoàn. Lúc đó, Hội Bảo trợ và Liên đoàn cần phải xác định nhiệm vụ cần phải thực hiện để kế hoạch thành lập Tráng Đoàn  có hiệu quả.
Đầu tiên Trưởng Ban Bảo trợ cần thông qua với các thành viên trong hội là những người chịu trách nhiệm chăm lo nhu cầu của giới trẻ, và chấp thuận kế hoạch. Sau khi được chấp thuận, Ban Bảo trợ sẽ hướng dẫn Liên đoàn tiến hành các bước cần thiết để thành lập Tráng Đoàn. Từ đây, Liên đoàn sẽ nhận nhiệm vụ này thay cho hội Bảo trợ.
Liên đoàn có nhiệm vụ tổ chức Tráng Đoàn  cho đoàn sinh và những ai muốn tham gia. Liên đoàn phải trình bày với cấp cao hơn để được phép thành lập Tráng Đoàn. Lúc này cấp cao hơn đó sẽ có nhiệm vụ đưa ra chỉ dẫn chuyên môn và hỗ trợ.
Tráng Đoàn  là một phần tích hợp của Liên đoàn, và cần phải giữ mối quan hệ thân thiết giữa Tráng Trưởng, Tráng sinh và các ngành khác trong Liên đoàn, chúng ta cần phải tham khảo ý kiến của đoàn sinh và thảo luận những khó khăn có thể gặp phải.
Liên đoàn có nhiệm vụ đảm bảo cơ sở vật chất cho các buổi sinh hoạt và đề cử Tráng Trưởng phù hợp. Nên thảo luận với các Tráng sinh tương lai để chuẩn bị cho tốt. Các chương tiếp theo của cẩm nang này nói đến các chủ đề cần được thảo luận. Thêm vào đó, Liên đoàn cần chuẩn bị để ghi danh cho Tráng Đoàn  khi đã bắt đầu thành lập và ghi danh lại mỗi năm một lần.
Số lượng: Nếu có 4 thanh niên muốn gia nhập Tráng Đoàn  thì đã có thể đặt vấn đề thành lập. Chỉ trong thời gian ngắn tiếp theo, sẽ có nhiều thanh niên muốn gia nhập nếu như sinh hoạt ngành Tráng được tổ chức đúng đắn.
Bởi vì bản chất tự nhiên của việc huấn luyện trong Ngành Tráng, các toán Tráng không được phát triển số lượng lớn đoàn sinh. Có thể có các trường hợp ngoại lệ, nhưng rất hiếm. Từ 8 đến 12 thành viên là đủ hình thành một nhóm hợp tác có chất lượng, nhưng trong trường hợp cho phép và tất cả tán thành, chẳng có gì bất lợi khi kết nạp nhiều thành viên hơn.
Tuy nhiên vẫn có lúc Tráng Đoàn  không thu hút được nhiều Tráng sinh mới nữa. Điều này có thể xảy ra vì rất nhiều nguyên do. Có thể là do khoảng cách tuổi tác giữa các Tráng sinh, sự từ chối có ý thức hoặc không ý thức từ Tráng sinh cũ đối với Tráng sinh mới, đoàn không muốn thu nhận Tráng sinh, các hoạt động chỉ phù hợp với nhóm lớn tuổi hoặc do tính cách của người Trưởng trưởng. Chúng ta phải nhớ rằng Tráng Trưởng đã được Tráng sinh cũ chấp nhận không có nghĩa là anh ta phải được cả các Tráng sinh mới chấp nhận. Có vô số lý do khiến Tráng Đoàn  ngừng phát triển. Một cách đầy đủ hơn, một số lý do chính là do thái độ của Tráng sinh trong Tráng Đoàn  và thái độ của những bạn trẻ tiềm năng muốn gia nhập.
Tuy nhiên, nếu một Tráng Đoàn  đã hiện diện và một bạn trẻ khác muốn trở thành Tráng sinh nhưng không muốn gia nhập Tráng Đoàn  này, đây là một lý do chính đáng để tổ chức Tráng Đoàn  thứ hai thuộc Liên đoàn. Tráng Đoàn  thứ nhất có thể biến mất dần trong một vài năm tiếp theo, có thể do Tráng sinh đã quá tuổi. Đây lại là điều hay, miễn là lúc nào cũng có một Tráng Đoàn  được hình thành hoặc đang hoạt động để thu hút đoàn sinh muốn thăng tiến lên từ Thiếu đoàn, và cho những ai ngoài Thiếu đoàn muốn tham gia.
Đây là một chu kì không kết thúc, nhưng hãy nhớ rằng chúng ta không hứng thú với sự tồn tại vĩnh viễn của một Tráng Đoàn  như là một ngành thuộc Liên đoàn. Điều chúng ta quan tâm là đào tạo thanh niên bằng bất kỳ hình thức tổ chức nào có khả năng.

Buổi sinh hoạt đầu tiên

Các buổi họp mặt đầu tiên sẽ hình thành tiêu chuẩn và nhịp điệu cần thiết cho các buổi sinh hoạt tiếp theo, do vậy buổi sinh hoạt đầu tiên rất quan trọng.
1.      Tráng Trưởng
Thông thường Tráng Đoàn  sẽ bắt đầu hoạt động chức năng trước khi có một Tráng Trưởng được chỉ định và, do đó, chúng ta cần có sự chỉ dẫn từ người trưởng thành trong giai đoạn giữa kì này. Có thể là Thiếu trưởng, hoặc trợ tá Trưởng, hoặc uỷ viên Liên đoàn có thể tình nguyện phụ trách vài buổi sinh hoạt đầu tiên. Trong mọi trường hợp, một Tráng Đoàn  không nên tự hoạt động trong thời gian dài mà không có Tráng trưởng. Việc lựa chọn Tráng Trưởng cần là một trong những quyết định sớm nhất cần được đưa ra trong những buổi sinh hoạt đầu tiên.
Chúng ta cũng cần có một Uỷ viên hoặc đại diện đề cử Tráng Trưởng nếu chưa có ai đề cử.
Một trong những công việc đầu tiên của Tráng Trưởng là cần phải thiết lập hồ sơ cá nhân cho từng Tráng sinh của Tráng Đoàn. Cần hỏi Thiếu Trưởng cũ của các Thiếu sinh mới gia nhập Tráng Đoàn  về những chi tiết cụ thể để thành lập hồ sơ Tráng sinh. Người Tráng Trưởng cần nắm được thông tin bối cảnh, nguyện vọng, và tài năng của từng thành viên của Tráng Đoàn. Tất cả phải được ghi nhận lại trong sổ ghi chép của Tráng trưởng.
2. Bảo huynh
Phần sau của quyển cẩm nang này dành cho Bảo huynh của Dự tráng. Chúng ta sẽ làm gì nếu không có Tráng sinh nào làm Bảo huynh? Chúng ta sẽ cần lên kế hoạch để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Ví dụ, nếu có một Tráng Đoàn  đang hoạt động trong Đạo, thành viên của Tráng Đoàn  đó có thể được yêu cầu đóng vai trò của Bảo huynh cho thành viên mới của Tráng Đoàn  mới. Có thể cần thiết phải đi từ 50 đến 100 dặm hay xa hơn nữa, sang các địa phương, thành phố khác để tìm Bảo huynh. Nếu không còn lựa chọn nào khác, các bạn trẻ phải tự làm Bảo huynh cho nhau dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của Tráng Trưởng.
3. Họp bạn ban đầu
Thanh niên là đoàn sinh mới sẽ luôn muốn biết tất cả về sinh hoạt Ngành tráng. Phải mặc đồng phục nào? Chúng ta sẽ chuẩn bị tuyên hứa thế nào? Sẽ sinh hoạt thế nào? Người trưởng chịu trách nhiệm tổ chức các buổi họp đầu tiên phải trả lời được những câu hỏi này, và nhiều hơn nữa, không cần quá chi tiết trong buổi họp mặt đầu tiên.
Tráng Đoàn  sẽ quyết định bao lâu gặp mặt một lần và sẽ họp mặt ở đâu. Một số Tráng Đoàn  họp mặt mỗi tuần vào ngày định trước, có Tráng Đoàn  họp mỗi hai tuần, trong khi có một số khác họp mặt nhiều lần mỗi tuần. Nhiều nhóm may mắn có cả Đoàn quán riêng của mình. Một số khác có thể họp mặt ở phòng khách hoặc tầng hầm nhà Toán trưởng, hoặc chuyển từ nhà Tráng sinh này sang nhà Tráng sinh khác. 
Cần phải xác định số tiền quỹ đóng hàng tuần, hệ thống thủ thư, thủ cụ và tài khoản ngân hàng cần phải được mở từ buổi đầu. Tương tự cần phải có Đoàn phả ghi lại từ những buổi họp đầu tiên để sau này Tráng Đoàn  sẽ có một hồ sơ hoàn chỉnh và ghi nhận những gì đã thực hiện được.
Có thể sẽ cần thiết phải thành lập một tổ chức tạm thời trong nội bộ Tráng Đoàn  để đưa Tráng Đoàn  vào hoạt động. Đương nhiên là sau đó Tráng Đoàn  sẽ có các thành viên chính thức như Thư kí, Thủ Quỹ, và các chức danh khác.
4. Và chúng ta qua được bước đầu!
Tại buổi sinh hoạt đầu tiên, là buổi sinh hoạt để “làm quen”,  cũng như buổi sinh hoạt để thảo luận về tổ chức, Tráng Đoàn  cần bắt đầu sinh hoạt với các thành viên của mình để thể hiện tinh thần lãnh đạo cao. Nếu quá trình này bị gián đoạn, xu hướng cậy dựa vào Tráng Trưởng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, và thói quen này theo thời gian rất khó mà sửa chữa.
Tất cả các buổi sinh hoạt nên có mở đầu và kết thúc đúng thời gian đã định. Điều này rất quan trọng đối với buổi họp đầu tiên.
Nên có các trò chơi và xây dựng tình đồng đội ngay từ lúc khởi đầu. Trò chơi, đặc biệt là các trò chơi về quan sát, nên được tổ chức và cần có nửa giờ để xây dựng tình đồng đội với một tách cà phê và bánh bích quy!
5. Nhưng chúng ta sẽ làm gì?
Các buổi sinh hoạt đầu tiên không được bừa bãi và nhàm chán. Thực tế chúng có thể không sôi nổi và hấp dẫn như những lần sinh hoạt sau, nhưng chúng ta cần phải làm việc trên nguyên tắc rằng có một số hoạt động cần được thực hiện trong mỗi buổi sinh hoạt, và có điều mới lạ để cùng học hỏi.
Tráng Đoàn cần được hướng dẫn để lên kế hoạch thực hiện các hoạt động thực tế, ví dụ như thám du. Chúng ta có thể thực hiện lại các yêu cầu của huy hiệu Lều trại hay không? Hoặc tổ chức một chuyến thăm quan các nhà máy? Chúng ta có cả một danh sách dài vô tận các hoạt động mà Tráng Trưởng có thể hướng dẫn thành viên của Toán.

Trong thời gian sinh hoạt 4-5 tháng đầu, chúng ta cần hướng dẫn các Tráng sinh của Tráng Đoàn  đọc quyển Hướng đạo cho trẻ em Đường thành công. Tại các buổi sinh hoạt, có thể trích dẫn và thảo luận về các nội dung trong sách có thể ảnh hưởng đến Tráng sinh trong đời sống hàng ngày thế nào.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét