Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 15: Tại Đoàn quán

Như đã nói trên, đoàn quán là nơi Tráng sinh họp mặt để thực hiện những kế hoạch và hoạt động. Đó là mục đích trước tiên của đoàn quán, nhưng cũng có thể dùng đoàn quán làm nơi thực hiện huấn luyện cho Tráng sinh.


Nguyên tắc. 


Nếu muốn tránh cho Tráng sinh khỏi đi lan man hay bàn cãi những vấn đề không cần thiết trong những lúc hội họp tại đoàn quán thì phải đề ra những nguyên tắc hội họp. Sự thành công của buổi họp do 3 yếu tố quy định. Thứ nhất, tất cả Tráng sinh phải tham dự vào cuộc thảo luận. Thứ hai, tất trả các sinh khi rời nơi hội họp phải hiểu biết hơn trước khi đến dự. Thứ ba, phải là một dịp học hỏi thú vị.

Nhiều khi khó mà mà được tất cả Tráng sinh tham dự thảo luận. Có thể vì có Tráng sinh có cá tính trội hẳn hơn những người khác, người thì bản tính ít nói, người thì nói quá nhiều, lại còn có người cái gì cũng biết, mỗi lần nói ra là kết thúc vấn đề! Còn nhiều cá tính khác nữa, nhưng dù gồm những ai, Tráng Trưởng phải phối hợp với cố vấn Tráng Đoàn  để làm sao mọi người đều tham gia thảo luận. Nhờ sự hướng dẫn khôn khéo mỗi người sẽ học hỏi để trở thành những Tráng sinh biết làm việc cho Tráng Đoàn. Điểm này đi sát với căn bản nhiệm vụ của Tráng trưởng.

Nếu muốn tất cả Tráng sinh khi rời nơi họp phải hiểu biết và khôn ngoan hơn trước lúc đến họp thì cần phải có chương trình, các hướng dẫn học tập. Học hỏi là một hình thức tích cực nên những điều học hỏi, rèn luyện, có thảo luận để bổ sung thêm là điều chính yếu của buổi họp.  Lưu ý rằng thảo luận bổ sung cho hoạt động chứ không phải hoạt động để bổ sung cho những điều hướng dẫn bằng lời. Dĩ nhiên có một vài vấn đề (một số ít mà thôi), có bản chất riêng biệt khó mà kết hợp với hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, nếu có trí tưởng tưởng ít nhiều vẫn có thể đề ra vài loạt hoạt động xoay quanh một vấn đề nào đó.

Chẳng hạn như Tráng Đoàn  quyết định nghiên cứu về vấn đề nghi lễ xã giao, “tác phong làm nên nhân cách”.  Vậy đó là một vấn đề thích hợp cho giới trẻ. Ta có thể bàn vấn đề đó rất nhiều điểm đến khi người nghe xanh mặt thì thôi, và nếu chỉ bàn luận thì cũng có thể nêu lên được một vài điểm, còn nếu biết dùng kỹ thuật để giảng dạy thì có thể gây cho học viên ấn tượng khó xoá nhoà được. Vấn đề đơn giản như làm sao giới thiệu một quý cô với một quý cô khác, một quý ông với một quý bà, vợ chồng một ông đã luống tuổi với một quý cô trẻ tuổi và còn nhiều trường hợp khác có thể dùng để giảng dạy. Khi ăn dùng khăn ăn vào việc gì, dùng nĩa nào cho từng loại món ăn nào cũng có thể gây lúng túng. Nếu bạn là chủ gia đình, là người sẽ phải cắt và chia thịt gà tây, ngỗng quay hay con gà trên bàn ăn thế nào, cũng là một cách trình bày học hỏi hữu ích. Bạn biết đó, mỗi món ăn có cách cắt và trình bày khác nhau! Tại sao Tráng Đoàn chúng ta không chuẩn bị một buổi tiệc gồm đầy đủ các món và thực hành nhỉ? Dĩ nhiên là chúng ta đều được ăn rồi.

Thường lúc sinh hoạt thú vui buổi tối là điều quan trọng đối với Tráng sinh. Họ phải được vui đùa thoả thích. Vì vậy trong chương trình họp mặt cần có các trò chơi và hoạt động thể thao, Những trò chơi trong nhà như bóng bàn là một hình thức giải trí phù hợp nhưng phải tránh chơi quá nhiều chỉ một trò mà thôi.

Các trò chơi gợi óc quan sát là một hình thức huấn luyện rất tốt và rất hào hứng. Đó là một vài ví dụ. Nên nhớ những trò chơi ấy cần ở mức độ cao hơn trò chơi của Thiếu sinh.

Bịt mắt Tráng sinh lại để họ chỉ nghe mà phân biệt các loại tiếng động khác nhau như bơm ruột xe, đánh diêm quẹt, tiếng banh nảy, rót nước, xé giấy, v.v.. có hàng tá trò chơi bạn có thể nghĩ ra.

Mỗi Tráng sinh cầm một giỏ có chứa nhiều đồ vật bên trong và tìm cách phân biệt các đồ vật này (đồng tiền, chìa khoá, hòn bi, nút, hột dẹt...) hay các loại vật chất (túi trà, đá sỏi, đường cát...).

Các Tráng sinh đứng trong bóng tối rồi chuyền tay nhau những vật như đồ chơi trẻ con, thịt hộp, quả banh v.v... sau đó nhớ lại và ghi lên giấy. Cũng có thể dùng những chất có màu gói trong giấy thiếc hay đựng trong chai như cafe, than, dầu, vani, v.v...

Tất cả Tráng sinh đều bịt mắt hết trừ một người điều khiển trò chơi. Người điều khiển làm một số việc như bật đèn sáng, gõ lên ghế, chia bài, v.v... và các Tráng sinh thử đoán cho đúng. Hay là một Tráng sinh ở trong phòng làm một số công việc rồi các bạn đứng bên ngoài nghe và đoàn biết bạn mình đang làm gì bên trong.

Đứng phía sau một cái màn vải căng sát tấm kim khí rồi Tráng sinh đoán xem đó là loại kim khí gì.

Ca hát cũng là một hình thức giải trí cần được khuyến khích. Sẽ có nhiều vui thú và phát triển được tình đồng đội khi Tráng Đoàn  cùng đồng ca hay và hát những bài hát có giá trị. Một đơn vị đều có một vài người thông thạo âm luật, nếu Tráng Đoàn  nào muốn tập cho đoàn mình ca hát thì nên mời những giáo viên âm nhạc giỏi để hướng dẫn.

Chương trình họp mặt sinh hoạt.

Sau đây là chương trình họp mặt thường áp dụng:
7:30 – Nghi thức khai mạc, cử hành nhanh chóng, do cố vấn đảm trách.
7:35 – Thủ quỹ thu đoàn phí, báo cáo sĩ số, thông báo hiện diện của các buổi họp trước.
7:40 – Đọc biên bản buổi họp trước của Thư ký ghi chép.
7:45 – Hoạt động của Tráng Đoàn  do cố vấn phụ trách. Vấn đề đầu tiên là các hoạt động đã nêu ra tại lần họp trước. Văn thư thông báo tình hình thư đến, thư đi. Thủ quỹ báo cáo tài chính. Nếu Tráng Đoàn  có thành lập các tiểu ban để đảm trách các công tác, đại diện trưởng các tiểu ban sẽ lần lượt báo cáo kết quả hoạt động. Bảo huynh báo cáo về tiến bộ của tân tráng.

Mỗi Tráng sinh đều theo đuổi, thực hiện một vấn đề do mình chọn lựa. Điều này sẽ bàn ở phần sau. Khi một vấn đề được hoàn thành, chúng ta sẽ khởi sự một vấn đề khác và trong phần thảo luận công tác hoạt động tại những buổi họp bạn định kì của Tráng Đoàn, cố vấn Tráng Đoàn  cần đôn đốc cho tất cả Tráng sinh tích cực trong việc thực hiện vấn đề đã chọn. Phần thảo luận công tác này của đoàn sẽ chấp thuận về những điều kiện chi tiết của những vấn đề Tráng sinh lựa chọn. Sau cùng là phần đề ra những sinh hoạt, công tác mới.

9:00 – Tới đây buổi họp đã diễn ra khá lâu nên cần nghỉ giải trí. Cố vấn cần lưu ý để mỗi Tráng sinh sẽ luân phiên điều khiển phần sinh hoạt này trong chương trình họp mặt.
9:15 – Những vấn đề sinh hoạt của Tráng Đoàn. Để tránh tình trạng Tráng sinh lan man không rõ ràng, cần đề ra những chương trình sinh hoạt cho 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm. Chẳng hạn chuẩn bị dự án giúp ích đề ra cho 3 tháng. Khoá học cứu thương Thánh John cũng là một hình thức huấn luyện hay. Khi có chương trình đặc biệt như vậy thì cần thu xếp để khoá được diễn ra ở một buổi sinh hoạt khác, tuy nhiên tại các buổi sinh hoạt thường lệ, có thể nhắc lại và thực hành nội dung đã học.
9:45: Các vấn đề cá nhân (tu thân). Khi một Tráng sinh thấy mình đã hoàn thành một vấn đề cần phải dành thì giờ cho anh trình bày kết quả trước Tráng Đoàn. Đây không phải là một mục cố định của các buổi sinh hoạt, nhưng khi có một Tráng sinh đã hoàn tất vấn đề thì Tráng Trưởng và cố vấn không nên trì hoãn việc cho Tráng sinh trình bày thành tích cua rminfh.
10:00 – Sinh hoạt giải trỉ. Mục này cần có khi đoàn đã ca hát thành thạo.

Khi gần hết giờ sinh hoạt giải trí, cố vấn sẽ giao buổi họp lại cho Tráng Trưởng để dành 5 phút kể chuyện vui. Tráng Trưởng phải chuẩn bị sẵn để kể cho Tráng Đoàn  nghe những việc Tráng Đoàn  hay anh đang làm. Đó cũng là dịp để Tráng Trưởng đưa ra các nhận xét cụ thể giúp các toàn tiến thêm về những hoạt động đang thực hiện.

10:15 – Nghi thức bế mạc. Cần đảm bảo bế mạc đúng giờ đã định. Nhiều Tráng sinh ngày mai phải đi học, hay đi làm. Sau khi bế mạc, mọi người cùng uống nước giải lao và trò chuyện khoảng nửa tiếng. Xong mỗi người sẽ góp một tay dọn dẹp đoàn quán sạch sẽ.

Khởi sự từ đoàn quán.

Không nhất thiết buổi sinh hoạt nào cũng sử dụng chương trình nói trên. Một vài buổi tối có thể dành cho các dự án đặc biệt. Tráng Đoàn  có thể họp mặt tại đoàn quán, sau đó đi đến nơi sinh hoạt. Khi kết thúc lại tập hợp về đoàn quán để lượng giá, bế mạc và uống nước nghỉ ngơi. Ví dụ, Tráng Đoàn  có thể đặt vấn đề yêu cầu Tráng sinh tìm hiểu các công tác dân sự. Chương trình này bao gồm việc đi thăm các cơ quan cảnh sát, sở cứu hoả, thủy cục, nhà máy cưa, bệnh xá và nhiều cơ sở dân sự khác đảm nhiệm các chức năng khác nhau.

Các buổi họp để lên kế hoạch.

Hàng năm, Tráng Đoàn  đều bầu lại các vị trí chức năng, Tráng Đoàn  cần tin tưởng vào khả năng của các Tráng sinh đã được giao phó chức vụ. Nếu không việc bầu cử các vị trí này là điều vô ích, và tổ chức Tráng Đoàn  không phải là một hình thức tổ chức dân chủ kiểu mẫu. Đương nhiên là khi một vị trí chức năng không hoàn thành đúng đắn nhiệm vụ của mình, Tráng Đoàn  có quyền lưu ý và nếu cần thay thế Tráng sinh đảm nhận vị trí ấy trong buổi họp thường niên kì tới.

Phần lớn trách nhiệm của các Tráng sinh được Tráng Đoàn  bầu ra là đề ra những hoạt động và chương trình sinh hoạt chi tiết dài hạn cho Tráng sinh.

Muốn đặt ra những mục tiêu dài hạn, các Tráng sinh thuộc Toán Lãnh đạo phải thu thập ý kiến toàn thể Tráng sinh rồi đưa ra thảo luận trong buổi họp của Toán Lãnh đạo. Phải đưa ra một chương trình sinh hoạt quân bình về đủ mọi hình thức hoạt động: ngoài trời, xã hội, hoạt động hỗn hợp có nam và nữ, hoạt động giúp ích, hoạt động huấn luyện và hoạt động để tiến bộ. Nếu ý kiến các Tráng sinh không được đầy đủ hoặc thiếu quân bình, các vị trí chức năng trong Tráng Đoàn  phải đề ra một chương trình sinh hoạt cho cả năm.

Khi kế hoạch đã thảo luận xong sẽ đưa ra buổi họp đặc biệt của Tráng Đoàn  để xem xét, sửa đổi và chấp thuận. Kế hoạch chung này sẽ chuyển cho từng Tráng sinh để làm tài liệu hướng dẫn hoạt động.

Đề ra kế hoạch là một việc còn thực hiện kế hoạch là việc khác. Các vị trí chức năng cũng có trách nhiệm trông coi cho kế hoạch được hoàn tất.

Toán Lãnh đạo phải họp để xem xét việc uỷ thác trách nhiệm cho tất cả Tráng sinh đều góp phần thực hiện kế hoạch. Mỗi Tráng Đoàn  đều họp 2 tuần 1 lần để thảo luận về chương trình hoạt động ấn định kế hoạch chi tiết và giao trách nhiệm. Buổi họp nửa tháng một lần này có thể dài hơn buổi họp bình thường. Và cứ 2 tuần một thì hay hơn họp hàng tuần để định chương trình cho tuần tới vì họp hàng tuần có hại là mỗi buổi họp biến thành hội nghị thảo luận công tác và khi đã thấy được kết quả kế hoạch thì lại phải ngưng để thi hành kế hoạch tuần tới.

Lịch trình thời gian đề ra kế hoạch như sau: Toán lãnh đạo họp vào tháng 6 để đưa ra kế hoạch dài hạn cho năm tới. Kế hoạch sẽ do Tráng Đoàn  quyết định chấp nhận trong buổi họp kế tiếp. Toán Lãnh đạo đề ra kế hoạch chi tiết cho quý I từ 1/9-30/11 nội trong tháng 8, và sau đó báo cáo tại buổi họp để được Tráng Đoàn chấp nhận. Đầu tháng 11, Toán Lãnh đạo sẽ đề ra lịch trình hoạt động chi tiết cho quý II từ ngày 1/12 đến cuối tháng 2 và sẽ được chấp thuận trong buổi họp kế tiếp. Cứ thế tiếp tục cho kế hoạch quý III và quý VI.

Giúp ích tại đoàn quán:

Tại các buổi họp mặt ở đoàn quán, Tráng Đoàn  sẽ tìm nhiều cơ hội cho Tráng sinh giúp ích và thực hiện công việc giúp ích. Huấn luyện phòng vệ dân sự, cứu hỏa, chăm sóc động vật, hỗ trợ cảnh sát, kiểm soát giao thông và huấn luyện chi tiết những điều hữu ích khác cho đời sống vì mỗi Tráng sinh đều tu thân để giúp ích cho người khác.


Hoạt động công ích (căn bản của hoạt động giúp ích) có thể được thực hiện trong đoàn quán. Chẳng hạn Tráng Đoàn  có thể mở một tiệm làm đồ chơi cho thiếu sinh, và đôn đốc hoạt động của Ấu đoàn, Thiếu đoàn và làm những công việc khác cuả Tráng sinh nữa. Có thể làm bảng huy hiệu cho thiếu đoàn, nút dây cho Ấu đoàn. Có rất nhiều việc công ích, chỉ cần trí tưởng tượng và thiện chí của Tráng sinh mà thôi. 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét