Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 4: Tráng Trưởng

Bây giờ chúng ta đã có hiểu biết cơ bản về bản chất của thanh niên ở lứa tuổi Tráng sinh, hãy tiếp tục tìm hiểu về mẫu người sẽ được chấp thuận đủ tư cách làm trưởng của các em.

Lựa chọn Tráng Trưởng:

Hãy nhớ rằng thanh niên có mong muốn mạnh mẽ tự quyết định lấy mọi việc, và rõ ràng rằng một người trưởng do các em lựa chọn sẽ có cơ hội thành công nhiều hơn là một người được áp đặt cho các em. Một nhóm thanh niên có hứng thú sinh hoạt ngành Tráng sẽ tự nhiên quấn quít một người lớn hơn có thể đáp ứng các nhu cầu của các em. Thời kì sùng bái anh hùng thần tượng mù quáng đã qua với thời thơ ấu, và khi trở thành thanh niên, họ trở nên sáng suốt hơn và lựa chọn người trưởng cho mình với các suy nghĩ thực tế về nhu cầu của Tráng Đoàn .

Tính cách và Năng lực:

Diện mạo cá nhân sẽ là phần quan trọng của sự lựa chọn ban đầu. Thanh niên thích một người trưởng thành có sự lựa chọn trang phục hợp thời. Người trưởng không cần thiết phải ăn vận trang phục đang thịnh hành, nhưng anh ta cần phải chỉnh chu, sạch sẽ.
Thanh niên cũng sẽ bị hấp dẫn bởi người trưởng thành có tư tưởng trẻ trung. Một người trưởng cũng nên tham gia các hoạt động mà người trẻ thích tham gia. Nói cách khác, trưởng phải có một tâm hồn tươi trẻ.
Trưởng của Tráng sinh phải có một tâm hồn cởi mở đối với các vấn đề của giới trẻ. Anh phải biết nghe nhiều hơn là nói. Với sự hiện diện của giới trẻ, không có chỗ cho các quan điểm giáo điều, nhưng hãy để họ khám phá tất cả mọi nơi để họ tự tìm ra được câu trả lời của riêng mình.
Trưởng của Tráng sinh phải sẵn lòng đứng sang một bên và để Tráng sinh phạm lỗi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là trưởng thực hiện tinh thần lãnh đạo cách thụ động. Lãnh đạo thực thụ rất cần thiết để đưa ra lợi và hại của vấn đề đúng lúc để phát triển các đánh giá hợp lý. Ví dụ, nếu toán tráng quyết định họp mặt từ lúc 21 giờ đến tận 1 giờ sáng, rõ ràng là từ phản ứng của phụ huynh chúng ta thấy giờ giấc này hoàn toàn không phù hợp, quá xa giờ tiệc tối cho các sự kiện ở trường học đối với Tráng sinh và các bạn gái của họ. Thật vô ích nếu cứ yêu cầu các em tan tiệc lúc 11h đêm. Bởi vì nếu chúng ta làm vậy, lần tiệc này sẽ tan lúc 11h đêm, nhưng vấn đề tương tự sẽ xảy ra nữa cho các lần tiếp theo. Tuy nhiên, nếu chúng ta tiếp cận vấn đề cần giải quyết như là một mối quan tâm của tất cả đoàn sinh, chúng ta sẽ giúp cho thanh niên phát triển óc phán đoán suy luận.  Cần nêu vấn đề như sau – “Tan tiệc lúc 1h sáng thì quá trễ. Chúng ta có thể làm gì để giải quyết đây?” Khi đó, chúng ta phân tích lợi và hại của vấn đề - “Các vị phụ huynh của bạn các em sẽ không cho phép các em tham gia tiệc nữa nếu chúng ta kết thúc lúc 1 giờ sáng, đúng không?”
Điều quan trọng không phải là việc hoàn thành một dự án hoặc giải quyết một vấn đề, nhưng cách thức tiếp cận và bài học đạt được dù có ý thức hay không có ý thức mới là điều đáng nói. Khi kết thúc một dự án, dù thành công hay không, người trưởng có kĩ năng sẽ giúp đỡ các Tráng sinh đưa ra cách giải quyết. Thái độ “anh đã bảo các em rồi” là hết sức thất bại, người trưởng nên trở thành một thành viên trong nhóm và giúp đỡ thảo luận với việc đưa ra câu hỏi, “Nếu chúng ta làm theo hướng này, thì chuyện gì có thể xảy ra?”, thanh niên sẽ được hướng dẫn để phát triển năng lực tự đánh giá hoạt động của bản thân.
Tráng sinh mong muốn các trưởng giữ chính sách cởi mở để việc tiếp cận anh ta phải luôn luôn dễ dàng. Tráng sinh muốn có một người bạn, một cố vấn mà họ có thể tâm sự. Trưởng không nên tọc mạch vấn đề cá nhân, nhưng nếu người trưởng đã chứng tỏ được bản thân mình là một người trung thành và giữ lời ở mọi khía cạnh, các em sẽ tự động đến nói tâm sự với anh mà không cần phải thúc giục.
Điều này dẫn tới sự thấu hiểu về các phẩm chất trừu tượng là danh dự và lòng trung thành. Thanh niên phát hiện điều làm họ xấu hổ rất nhanh chóng và họ nghiêng về việc phân biệt nhiều vấn đề với các khuyết điểm về mặt tính cách. Ví dụ, một người nói xấu chủ của anh ta, hoặc ám chỉ nói xấu đồng nghiệp với chủ, hoặc dễ có tánh nhỏ mọn không trung thực, sẽ sớm mất đi lòng tin nơi những người mà anh ta đang cố gắng lãnh đạo.
Thanh niên rất trân trọng các giá trị ổn định. Một người tìm thấy niềm vui trong công việc và trong cuộc sống của mình, mà không tự phụ, không bỏ lỡ các cơ hội hoàn thiện bản thân hoặc giúp đỡ người khác, là người có đủ phẩm chất và năng lực để phát triển thành Tráng trưởng.
Tráng Trưởng cần phải có khả năng thấu hiểu nhu cầu của Tráng sinh và dẫn dắt các em thông hiểu giai đoạn này của cuộc sống. Công việc của Tráng Trưởng là giúp đỡ các em thấy và điều chỉnh cho phù hợp với thế giới này mà không che đậy thực tại và không nuôi quá nhiều ảo tưởng và thiếu đam mê. Thanh niên sẽ học hỏi và tìm được lợi ích từ kinh nghiệm, và đó sẽ là một sai lầm lớn nếu chúng ta cứ bảo vệ các em khỏi mọi sai sót. Đối với vấn đề này, thanh niên sẽ từ chối việc được bảo vệ quá mức và sẽ cố gắng làm những chuyện mà các trưởng cho là thiếu khôn ngoan; nhưng nếu để họ làm mà không có sự giám sát, rất có thể sẽ dẫn đến các hậu quả có hại.
Trong khi người trưởng phải dàn xếp để ngồi phía sau mà quan sát các đàn em của mình từ chối hoặc xem xét chương trình mình đưa ra, anh phải hết sức cương quyết về nguyên tắc và tiêu chuẩn. Với các ranh giới giám sát này, toán tráng phải được quyền tự quản lý bản thân.

Tóm lại:

một Tráng Trưởng tốt là người thức thời và có tâm hồn tươi trẻ. Trưởng phải biết cởi mở trong khi tiếp xúc với thanh niên, nhưng cũng phải có ý thức đúng đắn về các giá trị và tiêu chuẩn của mình, là chín chắn và linh hoạt đủ để cho phép bản thân mình chấp nhận sự nổi loạn của giới trẻ mà không trở nên cáu giận hay mích lòng.
Nói cách khác, một Tráng Trưởng tốt phải sở hữu một sự phối hợp sáng suốt giữa lòng khoan dung và sự thấu hiểu cùng với sự kềm chế bản thân và sự chín chắn. Anh ta phải hoà nhập được với các Tráng sinh của mình, trong khi một phần của anh phải đứng bên ngoài toán một mình để trở thành nguồn thẩm quyền ổn định đáng tin cậy.

Tóm tắt:


Những gì được nghe nói về nghề Tráng Trưởng nghe qua rất lý tưởng. Thật vậy! Tuy nhiên điiều này không có nghĩa là những ai không có các phẩm chất trên sẽ thất bại. Tuy nhiên, người Tráng Trưởng mà nhận ra được thiếu sót của mình (vì chúng ta ai ai cũng có) sẽ tiến xa hơn trong nhiệm vụ cung cấp vai trò lãnh đạo thiết thực hơn những người chìm đắm mù quáng lúc nào cũng tự cho mình là đúng. Một người cần phải hiểu bản thân mình trước khi cố gắng tìm hiểu người khác. 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét