Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 6: Tráng Trưởng

Tìm đúng người

Theo tự nhiên, trong giai đoạn vừa hình thành của một Tráng Đoàn  mới chúng ta rất cần phải tìm và bổ nhiệm một Tráng Trưởng. Tương tự, các Tráng Đoàn  hoạt động đã lâu rất có khả năng không còn Tráng Trưởng, và cần phải có người khác thay thế. Đây là trách nhiệm của Liên đoàn.

Một phương thức hiệu quả trong việc lựa chọn Trưởng mới là Liên đoàn sẽ tổ chức cho các bạn đoàn sinh nòng cốt của Tráng Đoàn, trong trường hợp Tráng Đoàn  mới, hoặc một Uỷ viên của Tráng Đoàn, trong trường hợp Tráng Đoàn  đã hoạt động, sẽ đưa ra một danh sách bí mật các trưởng mà họ mong muốn trở thành Tráng Trưởng của mình. Liên đoàn có thể thông qua danh sách với Tráng Đoàn  và sau đó chấp thuận một trưởng cụ thể, một nhóm nhỏ gồm Uỷ viên Liên đoàn và 2 Tráng sinh có thể hẹn gặp mặt trưởng tiềm năng này.
Tráng Trưởng được bổ nhiệm thông qua đề xuất của Liên đoàn và do Uỷ viên (Đạo) chấp thuận.

Chất lượng và Năng lực chuyên môn:

Việc lựa chọn trưởng phải được tiến hành kĩ lưỡng. Về tuổi tác không nên dưới 30 tuổi. Khi lựa chọn một trưởng dưới 30 tuổi, cần cân nhắc kinh nghiệm và sự hiểu biết về trách nhiệm của trưởng trong mối liên hệ giữa độ tuổi của Tráng Đoàn. Trưởng phải là một người trưởng thành, nên chọn trưởng đã có gia đình và có con. Trưởng phải là một thành viên được kính trọng trong cộng đồng và có cuộc sống thành công.
Tráng Trưởng phải được tập thể Tráng sinh trong Tráng Đoàn chấp nhận.
Trước đây đã có nhiều quan niệm sai lầm về Tráng Trưởng và nhiệm vụ của Tráng Trưởng. Tráng Trưởng được coi như một anh già vui vẻ ngồi phía sau và rất ít tham gia vào tranh luận hoặc hoạt động của Tráng Đoàn, cho phép Tráng sinh “tự trình diễn”. Làm sao có thể xem một người như vậy là trưởng, thật khó hiểu!
Đầu tiên, Tráng Trưởng phải tuyệt đối xác nhận niềm tin của mình rằng Luật và Lời hứa Hướng đạo dạy ta những nguyên lý sống. Vậy, bản thân Tráng Trưởng phải thể hiện bản thân mình tuân theo Lời hứa Hướng đạo. Phải sẵn sàng nhấn mạnh sự thật này mọi lúc để sinh hoạt củaTráng Đoàn  phán ảnh được nền tảng cơ bản của Hướng đạo. Tinh thần lãnh đạo thực sự rất thiết yếu.
Trưởng phải là một người có nhiều kinh nghiệm sống, và bằng đạo đức của mình qua các trải nghiệm này, trưởng có thể đứng ở vị trí hướng dẫn và cho lời khuyên đến các Tráng sinh khi họ đang gặp rắc rối hay hoang mang nghi ngại.
Các kĩ năng kĩ thuật khi sinh hoạt Hướng đạo là một lợi thế cho Tráng Trưởng chứ không phải là một yếu tố cần thiết phải có; nhưng trưởng cần phải đọc quyển Hướng đạo cho Trẻ em và Đường thành công. Có lẽ nên nói là trưởng phải tiếp tục đọc và nghiên cứu 2 quyển này. Một quyển sách khác cần phải đọc là quyển Học nghề Trưởng (Aid to Scoutmastership) của BP.
Trong khi Trưởng nên để Tráng sinh tự tổ chức Tráng Đoàn, trưởng cần phải đưa ra lời khuyên, đề xuất hoạt động và cảnh báo Tráng sinh về các khó khăn có thể mắc phải, và khuyến khích cổ vũ các em khi các em gặp vướng mắc.
Trên tất cả, trưởng phải không ngừng tìm kiếm cơ hội cho các Tráng sinh đi Giúp ích, hoặc các dịp, phương tiện để có thể huấn luyện Tráng sinh làm Giúp ích. Trưởng phải có khả năng kết bạn, cụ thể là với thanh niên ở lứa tuổi Tráng.

Vị trí của Trưởng trong Tráng Đoàn:

Việc Tráng sinh tự tổ chức hoạt động Tráng Đoàn  cần phải được chú ý. Một khi Tráng Đoàn  cam kết thực hiện bất kì hoạt động nào, và sau đã được nghe Tráng Trưởng trình bày về những khó khăn có thể xảy ra và cách thức vượt qua, người trưởng nên ngồi phía sau và để các em tự thực hiện. Có thể các đề xuất của trưởng sẽ bị bác bỏ, trưởng phải nhận ra rằng Tráng sinh phải học hỏi và có lợi cho bản thân nhờ trải nghiệm. Nhưng người trưởng cần nhận ra đâu là lúc cần can thiệp, vì một khi đã khởi sự, Tráng Trưởng cần theo dõi tới khi hoàn tất công việc.
Cũng giống như các trưởng ngành khác, Tráng Trưởng không thể “biết tất cả”, và trưởng phải nhận rõ được giới hạn của mình. Khi cảm thấy cần có sự giúp đỡ bên ngoài để huấn luyện Tráng Đoàn  theo quy định, trưởng không nên chần chờ khi nhận, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác. Vậy Tráng Trưởng cần có khả năng kết bạn với nhiều người ngoài quỹ đạo sinh hoạt Hướng đạo.
Vì Ngành Tráng cũng là một ngành của Hướng đạo, hiển nhiên là người trưởng cần phải yêu thích các hoạt động ngoài trời và thế giới xung quanh. Trưởng cần có sự hăng hái, trân trọng thế giới này đầy ắp những điều thú vị để tìm hiểu, khám phá.
Trên hết, Tráng Trưởng phải tìm thấy niềm vui nơi tinh thần lãnh đạo của mình và nhìn nhận đây là một hành trình hạnh phúc và phải cẩn trọng cân nhắc tinh thần này trong suốt thời gian Trưởng nêu gương tốt cho Tráng sinh.
Mối liên hệ giữa Trưởng và Tráng sinh phải thẳng thắn và hữu ích, và phải làm việc hết sức thân cận với cố vấn Tráng Đoàn  của mình.
Người Tráng Trưởng được mô tả là người hướng dẫn, nhà tư vấn và là một người bạn.
Là một người hướng dẫn, Trưởng phải có khả năng cho các em thấy cuộc sống là nơi trải nghiệm bổ ích khi áp dụng Luật và Lời hứa hướng đạo làm kim chỉ nam cho đời sống hàng ngày. Một người hướng dẫn cần biết nơi anh ta đến và con đường anh ta đề nghị đi theo, và phương pháp anh ta sẽ áp dụng. Nói cách khác, anh ta phải đi con đường đó trước rồi. Do vậy, người Tráng Trưởng cần trải nghiệm về điều minh nói.
Là một nhà tư vấn, Tráng Trưởng phải có khả năng đánh giá một cách bình tĩnh và sự thông thái thiết thực. Trưởng phải có cái nhìn bao quát về thế giới, hướng dẫn các Tráng sinh bước vào thế giới với vị thế như vậy, và nhấn mạnh về các cơ hội thuận tiện để tiếp xúc thực tế. Sẽ chẳng có tác dụng nếu cố tình biến sinh hoạt ngành Tráng thành một hình thức thoát ly hoặc trở thành một rào chắn đối với thực tại.
Là một người bạn, Tráng Trưởng phải nhớ rằng anh ta sẽ phải kết bạn với toàn bộ Tráng Đoàn cũng như là bạn của từng cá nhân. Là một người bạn, Tráng Trưởng là người mà mỗi Tráng sinh có thể tìm đến tâm sự trong niềm tin tưởng sẽ được cảm thông, thấu hiểu với vấn đề mà em đang gặp phải.

Tráng Phó:

Việc lựa chọn Tráng Phó rất quan trọng trong trường hợp Tráng Đoàn  có nhiều Tráng sinh. Phẩm chất và năng lực của Tráng Phó phải tương đương với Tráng trưởng, chỉ khác chỗ tuổi tối thiểu của Tráng phó là 25. Tráng Phó phải có khả năng phối hợp nhịp nhàng với Tráng Trưởng, nhưng cùng lúc đó Tráng Phó cũng cần có một số phẩm chất cá nhân khác để khi cùng làm việc, họ sẽ bổ túc cho nhau.

Đào tạo và Nguồn lực:

Để giúp các Trưởng có sự hiểu biết rõ hơn về nghệ thuật cầm đoàn, Trưởng cần được đào tạo nghề trưởng với các giá trị không thể đong đếm được.
Có rất nhiều cách để đạt được huấn luyện, nên đọc sách vì đây là một nguồn lực không nên xem nhẹ. Các học viện, trường đại học, các hiệp hội cộng đồng thường tổ chức nhiều hình thức đào tạo khác nhau, cần cân nhắc những cơ hội này. Hiệp hội Hướng đạo cũng thường xuyên tổ chức rất nhiều khoá đào tạo mà các Trưởng có thể nhận thông tin từ Châu Hướng đạo.
Trong số các cơ hội huấn luyện do Hội Hướng đạo cung cấp, khoá HHR vẫn là khoá đào tạo hữu dụng nhất cho đến thời điểm này, và chúng tôi hi vọng tất cả các Tráng Trưởng phải được qua đào tạo khoá này. Tại các văn phòng địa phương, chúng tôi có sẵn một quyển sổ tay hướng dẫn có tựa đề “Kế hoạch thăng tiến cá nhân”, đồng thời các trưởng cũng nên tìm đọc quyển Chính sách, Tổ chức và Quy định.

Lãnh đạo Tráng Đoàn  là một việc khó nhưng là một dịp học hỏi kinh nghiệm thú vị. Tráng Trưởng được huấn luyện có thể tận dụng rất nhiều cơ hội để học hỏi
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét