Blog Search

Search Box by Terocket

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Vấn đề 19: Hoạt động tìm hiểu của cá nhân

Tuỳ theo sở thích của mỗi Tráng Đoàn  mà có thể thực hiện những công việc ưa thích bằng cách nào hay lúc nào cũng được. Nếu những sở thích cá nhân xảy ra trong suốt cả cuộc đời thì đôi khi vào những thời gian đặc biệt nào đó mà những sở thích cá nhân hay cá tính đặc biệt của một người xuất hiện và ít hay nhiều trở thành đặc tính riêng của người đó. Trẻ em thường thích ăn chơi, ngủ và được yêu thương triù mến. Những ước muốn này hãy còn ít và đơn giản, có những em khác lớn hơn lại thích phiêu lưu mạo hiểm đi những nơi xa hơn nhà mình, nhưng vẫn còn giới hạn trong chừng mực nào đó. Còn thanh niên thì thích đi khắp mọi nơi khám phá và tìm tòi những gì lôi cuốn sự chú ý của họ nơi chân trời mạo hiểm ngày càng rộng lớn hơn.
Tráng Đoàn  có thể theo đuổi những hoạt động mà mọi Tráng sinh cùng ưa thích nhưng sở thích khác nhau của mỗi người thì phải do người đó tự ý theo đuổi. Nếu bắt buộc toàn thể Tráng sinh thực hiện một hoạt động mà chỉ một cá nhân hay thiểu số thích là điều không hợp lý chút nào.


Huy hiệu tiến bộ.

Sau khi gia nhập Tráng Đoàn, Tráng sinh sẽ tiếp tục tự rèn luyện mình bằng cách chọn lấy những hoạt động mình ưa thích.

Chúng ta có thể sắp những hoạt động ấy theo 6 nhóm chính và khuyến khích Tráng sinh thực hiện một vấn đề thuộc mỗi nhóm để phát triển năng lực và tư cách đồng đều. Nếu  không có thể có hại vì chẳng hạn một thanh niên đã giỏi về thể thao mà cứ tiếp tục luyện về môn đó hoài thì sẽ càng giỏi hơn nhưng anh sẽ không thông thạo về các môn văn hoá địa phương như âm nhạc chẳng hạn. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ cho thanh niên có cái nhìn rộng hơn. 

Sáu nhóm nói trên là việc huấn luyện về những hoạt động quốc tế, hoạt động trong khuôn khổ quốc gia, những vấn đề văn hoá, kỹ năng hướng đạo, thủ công, sở thích và thể dục thể thao. Ý định của chúng ta là các nhóm hoạt động ấy cần phải đưa ra mức độ thực hiện như nhau. Bây giờ, vấn đề chính của chúng ta là: làm thế nào để thiết lập một vấn đề cho Tráng sinh?

Đầu tiên cần phải nói rõ ngay là không có tiêu chuẩn, trắc nghiệm, hay sát hạch nào có thể thực hiện được. Phải để cho mỗi Tráng sinh tự ý thực hiện vấn đề và ấn định phạm vi vấn đề của mình. Tuy nhiên, nếu cứ tự bằng lòng với sự mơ hồ, hoặc làm đại khái cho có thì chẳng đem lại lợi ích gì. Phải tự ấn định những điều kiện cho mình rõ ràng và viết hẳn lên giấy. Nói cách khác là mỗi vấn đề phải được xác định bằng những câu chữ rõ ràng, hệt như yêu cầu hoàn thành khi muốn đạt được một huy hiệu nào đó của Hướng đạo. Ví dụ, nếu một Tráng sinh muốn theo đuổi một vấn đề về văn hoá và cụ thể là chọn nghệ thuật, anh phải chọn chi tiết là tranh sơn dầu chẳng hạn. Nếu chọn vấn đề ấy thì Tráng sinh phải tìm hiểu về lịch sử nghệ thuật sơn dầu, chất sơn dùng qua các thế kỷ, màu chế tạo như thế nào, tấm vải để vẽ, so sánh các trường phái thời phục hưng và hiện đại, nghệ thuật sơn như thế nào. Muốn vậy, Tráng sinh phải đến các xưởng trưng bày tác phẩm nghệ thuật, các xưởng vẽ của nghệ sĩ, phòng tranh trưng bày, và các bài học về mĩ thuật nữa.
Khi Tráng sinh đã hài lòng trong việc tự đặt cho mình những điều kiện phải tuân theo rồi viết ra tử tế, anh sẽ đưa cho toán lãnh đạo chấp thuận. Việc này có 2 mục đích có lợi. Một là tránh cho Tráng sinh khỏi ôm đồm quá nhiều trong khi tự đặt vấn đề cho mình. Hai là tránh không để cho Tráng sinh đưa ra vấn đề mà không cần phải cố gắng mệt nhọc hết mình để thực hiện. Còn một điểm nữa cần xem xét đó là có thể có một người bạn có khả năng khuyên bảo và giúp đỡ Tráng sinh trong việc thực hiện vấn đề.
Nhiệm vụ của Tráng Trưởng trong việc này là theo dõi sát sao sự tiến bộ của Tráng sinh, khuyến khích Tráng sinh và đừng để cho chương trình sinh hoạt Tráng Đoàn  lấn át quá nhiều thì giờ cá nhân và khiến cho Tráng sinh không thực hiện vấn đề riêng mình chọn được. Nếu sau khi tiếp xúc với Tráng sinh, Tráng Trưởng nhận thấy Tráng sinh tiến bộ ít thì cần phải xem xét lại những điều kiện trước đây Tráng sinh đã tự đặt cho mình có quá khó khăn hay không. Điều quan trọng là toán lãnh đạo Tráng Đoàn  phải chấp thuận nội dung vấn đề đưa ra, thời hạn hoàn tất phải được cả toán lãnh đạo lẫn Tráng sinh đồng ý.

Tráng sinh phải lưu giữ hồ sơ về những hoạt động của mình thực hiện vấn đề đã chọn. Nếu có thể nên thu thập mẫu hình, đồ hoạ hay tác phẩm, v.v... Có vậy toán lãnh đạo mới có thể kiểm soát định kỳ về những vấn đề đang thực hiện và khuyến khích những Tráng sinh chậm trễ hay giúp đỡ Tráng sinh gặp khó khăn.

Khi đã hoàn thành một vấn đề mà Tráng sinh thấy vừa ý mình, anh sẽ dành nhiều thì giờ tại buổi sinh hoạt sắp tới để trình bày thành tích của mình. Trong buổi họp, Tráng sinh sẽ trình bày các hồ sơ, tài liệu, tranh ảnh, biểu diễn hay dùng những phương pháp thích hợp để trình bày cho Tráng Đoàn  thấy sự tích cực của mình trong khi thực hiện vấn đề mà anh đã làm theo đúng những điều kiện tự đặt ra lúc đầu cho mình.

Toán lãnh đạo Tráng Đoàn  sẽ quyết định Tráng sinh có xứng đáng được trao huy hiệu tiến bộ hay không. Khi đề ra những tiêu chuẩn về khả năng, Tráng Đoàn  cần nhớ là tiêu chuẩn sẽ thay đổi tuỳ theo khả năng của Tráng sinh, cơ hội mà anh có được để thực hiện vấn đề, và nội dung vấn đề mà Tráng sinh theo đuổi. Tráng sinh thích về nghệ thuật mà ở xa nơi cung cấp tài liệu thì sẽ tốn nhiều công sức học hỏi hơn là Tráng sinh ở gần cộng đồng mà tài liệu về nghệ thuật chỉ cần một cuốc xe bus là có được.

Huy hiệu tiến bộ của Tráng Đoàn  tết bằng dây da có nút kim cương ở phía dưới do chính Tráng sinh làm lấy và đeo lên cầu vai thả xuống trước túi áo trái. Khi một vấn đề được hoàn tất một cách hoàn hảo thì Tráng sinh được gắn thêm một nút kim cương nữa vào huy hiệu.

Khi Tráng sinh đến tuổi rời Tráng Đoàn, anh đã được rèn luyện khá nhiều, và còn phải học hỏi thêm để tiến bộ không ngừng. Đó là những bài học giá trị nhất trong đời.

Tráng Trưởng phải nhận thấy rằng nếu anh có nhiệm vụ hướng dẫn Tráng sinh tu thân để mở rộng thế giới quan để nhìn thấy những gì trong vũ trụ, củng cố sở thích lâu dài thì Tráng Trưởng không chỉ trông cậy vào khả năng của riêng mình mà thôi, Tráng Trưởng cần có nhiều người khác nam cũng như nữ giúp đỡ thêm.

Hoạt động ngoài Tráng Đoàn.  

Nếu cho rằng Tráng sinh chỉ theo đuổi vấn đề cá nhân lựa chọn trong phạm vị Tráng Đoàn  mà thôi thì đó là một sai lầm lớn. Đối với Tráng sinh trẻ, có một vấn đề mà không thể không tìm hiểu: đó là vấn đề học hành. Tráng sinh phải hoàn tất thời gian học tập đã định. Còn Tráng sinh lớn tuổi hơn thì phải đặt vấn đề cho mình có liên quan đến nghề nghiệp. Đó là những vấn đề quan trọng và bổ ích mà không phải chỉ vì nội dung của nó, nhiệm vụ của Tráng Trưởng là phải hướng dẫn làm sao cho Tráng sinh đem hết nghị lực và cố gắng để thực hiện. Rất nhiều lúc ta có thể giúp đỡ, khuyến khích Tráng sinh tiến xa hơn mức độ anh dự tính: có thể anh đã học xong trung học và không định học lên đại học nữa, nhưng rồi nhờ sự khuyến khích, anh đổi ý. Có khi lại cần khuyên anh chỉ học hết trung học là đủ. Lại cũng có thể khuyên bảo một thanh niên đang muốn thay đổi vấn đề anh theo đuổi vì một vài lý do trở ngại tạm thời giúp anh quyết tâm thực hiện cho kỳ được vấn đề của anh. Dĩ nhiên chúng ta cần phải chắc chắn những lý do chúng ta khuyên bảo là đúng đắn.



Tráng sinh sẽ thấy có nhiều tổ chức từ thiện theo đuổi những hoạt động vừa thú vị vừa có tính cách giáo dục. Ta phải nhìn nhận rằng thanh niên sẽ gia nhập nhiều tổ chức đoàn thể và đừng có ý nghĩ điên rồ rằng những tổ chức, đoàn thể ấy đang cạnh tranh trong việc phát triển nhân cách của giới trẻ. Nhiệm vụ của chúng ta là khuyến khích thanh niên thể hiện tinh thần Hướng đạo trong tất cả hoạt động.
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Email Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét